【sói vương bất bại】Môi trường kinh doanh là “sống còn” của tất cả doanh nghiệp

时间:2025-01-13 17:04:07来源:Empire777 作者:Cúp C1
Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp Doanh nghiệp FDI gia tăng niềm tin và động lực từ cải thiện môi trường kinh doanh Đã chỉ đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu rà soát về sử dụng Quỹ bình ổn giá
Môi trường kinh doanh là “sống còn” của tất cả doanh nghiệp

Ông đánh giá như thế nào về nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua?

- Năm 2023 là một năm vô cùng khó khăn. Chúng ta đã từng nghĩ Covid-19 là “cú động đất” kinh hoàng cho kinh tế toàn cầu, nhưng hóa ra, những cơn “sóng thần” sau động đất mới đáng sợ hơn. Những biến động địa chính trị đầy khó lường, tình trạng lạm phát cao… đã khiến nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng hoặc phải dừng hoạt động, thậm chí là phá sản. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 tăng trưởng âm mặc dù chúng ta vẫn xuất siêu, nhưng phần nào cũng đã thể hiện nhu cầu sản xuất kinh doanh giảm, tiêu dùng yếu khiến doanh nghiệp phải giảm nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa.

Trong bối cảnh như vậy, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất kiên trì, nhẫn nại và có sức bền bỉ cao. Nhiều đánh giá cho rằng doanh nghiệp Việt Nam gần như kiệt sức và đang phải căng sức để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này cho thấy tinh thần vượt khó rất lớn của các doanh nhân Việt Nam, sẵn sàng đồng hành, chia sẻ với những khó khăn của đất nước. Nhờ vậy, kinh tế vĩ mô nói chung của nước ta vẫn ổn định, đảm bảo các chỉ tiêu về an sinh xã hội, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Theo ông, những hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt là chính sách tài khóa đã tác động ra sao tới nền kinh tế và doanh nghiệp?

- Có thể nói, thời gian qua, Chính phủ đã rất lắng nghe ý kiến của doanh nhân, doanh nghiệp và có phản ứng chính sách rất kịp thời. Nhiều nút thắt về thể chế, môi trường kinh doanh đã được tháo gỡ, giúp khó khăn của doanh nghiệp được giảm bớt. Không chỉ mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp mà các cơ quan quản lý còn hỗ trợ mở ra không gian phát triển thị trường mới. Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã đi rất nhiều nước, gặp gỡ rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn… để tìm kiếm, mang về cơ hội kinh doanh cho đất nước, trong đó có lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn...

Đặc biệt, chính sách tài khóa đã và đang góp sức rất lớn vào sự phục hồi của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41) đã đưa ra yêu cầu cần phải dành nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển. Vì thế, Bộ Tài chính và VCCI cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã luôn có sự đồng hành từ xây dựng chính sách cho đến cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế đã nhiều năm phối hợp với VCCI tổ chức những buổi đối thoại, giải đáp chính sách thuế, hải quan nên đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều kiến nghị của VCCI về giảm thuế, hỗ trợ thuế, phí… cũng đã được Bộ Tài chính ủng hộ, ghi nhận và thực hiện hiệu quả. Với các doanh nghiệp hiện nay thì “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, do vậy nguồn lực nhà nước nếu còn dư địa thì nên giải phóng để hỗ trợ doanh nghiệp từ giảm thuế, hoàn thuế cho đến thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Cải thiện môi trường kinh doanh luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, xin ông cho biết, tình hình hiện nay đã có những thay đổi như thế nào?

- Những năm qua, VCCI luôn cố gắng đóng góp vào vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh để tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, môi trường kinh doanh cũng là vấn đề sống còn của tất cả loại hình doanh nghiệp. Tôi vẫn hay ví môi trường kinh doanh là nước, các doanh nghiệp là cá, nước có sạch thì cá mới sống khỏe và lớn mạnh, còn nếu nước không tốt, thậm chí ô nhiễm thì cá sẽ chết hoặc còi cọc mãi không lớn được, hoặc cá sẽ tìm cách bơi đi nơi khác.

Vì thế, chăm lo, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ, các bộ, ngành và cần thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 41. Nếu như trước đây chỉ là môi trường kinh doanh “thuận lợi” thì Nghị quyết 41 đã bổ sung thành môi trường kinh doanh “thuận lợi, an toàn, bình đẳng”, nghĩa là phải chú ý hơn đến an toàn kinh tế vĩ mô, an ninh an toàn và bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp địa phương với doanh nghiệp ngoài địa phương.

VCCI đã thực hiện công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều năm qua, nên sắp tới sẽ phải đưa ra những lưu ý về những điều kiện chưa bình đẳng, không thuận lợi đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp nước ngoài đến thực hiện thủ tục xin đầu tư có thể chỉ mất 24 giờ, nhưng doanh nghiệp trong nước thì lại mất đến hơn chục ngày. Hay nhiều doanh nghiệp đầu tư vào điện tái tạo đang rút lui do chính sách thay đổi thì phải đi tìm nguyên nhân để có những thay đổi, bổ sung phù hợp…

Đặc biệt là quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế đã chính thức được đưa vào Nghị quyết 41 nhằm tạo môi trường an toàn, tăng cường xử lý các vi phạm kinh tế bằng các chế tài kinh tế, đáp ứng theo các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đây là quan điểm rất hợp lòng doanh nhân, doanh nghiệp, cũng như thêm niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tất nhiên, vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh hay cải cách thể chế cần nhiều thời gian, nhưng một khi chúng ta đã nhận thức được vấn đề, có chủ trương thực hiện thì chắc chắn sẽ làm được. Trong đó, một vấn đề nhỏ của môi trường kinh doanh mà các bộ, ngành có thể làm ngay và luôn là cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và số hóa thủ tục hành chính lên môi trường mạng. Điều này nhằm giúp mọi thủ tục được công khai, minh bạch. Tuy nhiên, việc chuyển đổi thủ tục lên online cần thực hiện đồng bộ và toàn diện, bởi nếu “nửa vời” thì thậm chí còn phát sinh thêm thủ tục, dẫn đến tình trạng người dân, doanh nghiệp thực hiện kê khai trực tuyến xong nhưng vẫn phải làm lại bản cứng tại nơi làm thủ tục.

Thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong xu thế hội nhập, những vấn đề nào cần được triển khai, thưa ông?

- Dù còn nhiều khó khăn, nhưng bối cảnh cho thấy, chưa bao giờ chúng ta lại có đủ tiềm lực để sẵn sàng đón bắt những cơ hội lớn của lịch sử như hiện nay. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thể chế từ cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp phải tự trau dồi kiến thức, cộng thêm những hỗ trợ từ cơ quan quản lý để có tư duy hội nhập quốc tế, hiểu văn hóa kinh doanh quốc tế, từ đó mới tham gia được vào cuộc chơi toàn cầu. Cùng với đó là phải xây dựng được mức độ nhận diện uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thông qua xây dựng văn hóa kinh doanh. VCCI đã ban hành 6 quy tắc đạo đức doanh nhân để từ đó xác định, nhận diện về văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam để tạo ra giá trị chung trong hội nhập.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang rất cần được hỗ trợ tìm kiếm đối tác, tiếp cận những thị trường mới để khai mở cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cải thiện việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như phải có chiến lược để nâng cao giá trị cho sản phẩm xuất khẩu, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp nên dần tìm cách chuyển đổi sản xuất xanh hơn, sạch hơn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, phải tự nâng mình trong chuỗi giá trị sản xuất và thâm nhập lĩnh vực sản xuất giá trị cao hơn.

Xin cảm ơn ông!

相关内容
推荐内容