Empire777Empire777

【ketquatructiep bong da】Sức sống nghề thủ công truyền thống

Báo Cà MauTheo thời gian, nghề thủ công truyền thống đang dần mai một do chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp. Thế nhưng, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh vẫn tâm huyết theo nghề, góp phần gìn giữ nét đẹp làng nghề. Bà con còn thành lập tổ hợp tác, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Ðiều đáng mừng là các sản phẩm thủ công vẫn còn chỗ đứng trên thị trường.

Theo thời gian, nghề thủ công truyền thống đang dần mai một do chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp. Thế nhưng, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh vẫn tâm huyết theo nghề, góp phần gìn giữ nét đẹp làng nghề. Bà con còn thành lập tổ hợp tác, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Ðiều đáng mừng là các sản phẩm thủ công vẫn còn chỗ đứng trên thị trường.

Gắn bó với nghề đan đát hơn 20 năm, bà Huỳnh Thị Nga, ở Ấp 3, xã Nguyễn Phích, đến nay vẫn ăn nên làm ra với các sản phẩm thủ công từ tre, trúc. Ban đầu bà Nga tự đan đát và thu gom sản phẩm của người dân trong xóm để bỏ mối. Tuy nhiên, lượng hàng không đủ bán, thấy vậy, bà thành lập hẳn một tổ hợp tác đan đát, huy động phụ nữ trong xóm tham gia. Từ đó, nguồn hàng ổn định hơn.

Bà Nga chia sẻ: “Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng suốt hơn 20 năm qua, tôi luôn giữ nghề này. Hiện nay, bình quân mỗi tháng tôi giao khoảng hơn 1.000 sản phẩm. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện và đến tận Kiên Giang”.

Những lao động đang gắn bó với nghề đan đát tại tổ hợp tác của bà Nga đều làm nông nghiệp. Chính vì vậy, với điểm làm nghề tập trung không chỉ tạo thêm việc làm cho những lao động lúc nông nhàn, mà qua đó còn góp phần duy trì và phát huy nghề đan đát.

Chị Lê Thị Bé, thành viên tổ hợp tác đan đát của bà Nga, chia sẻ: “Nhà tôi ở gần chị Nga nên tôi tới lấy nguyên liệu đem về nhà làm. Mình làm ở đây tuy thu nhập không cao nhưng được cái ở gần chăm sóc cho con, cho chồng rất thuận tiện. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, buổi tối làm thêm, vừa đan đát vừa làm việc nhà, có thêm thu nhập cũng đỡ lắm”.

Ngoài những điểm làm nghề tập trung với quy mô lớn, nhiều hộ gia đình ở xã Nguyễn Phích hiện nay vẫn đang duy trì nghề đan đát. Chị Lê Thị Kem, ở Ấp 3, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Ở đây có nhiều chị trong xóm cũng vô tổ của chị Nga để làm. Tôi thì có điều kiện hơn, có nguồn cung tre, trúc nên 2 mẹ con tự đan đát rồi bỏ mối lại. Mình tự bỏ công ra làm như vậy nó lời hơn. Hiện tại, mỗi tháng, bình quân tôi làm hơn 200 sản phẩm như rổ, giần, sàn, thu nhập cũng được trên dưới 3 triệu đồng. Rồi ở nhà mình làm vuông nên thu nhập cũng ổn định”.

Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các loại nệm, chiếu tre, chiếu nhựa, nghề dệt chiếu lác hiện nay không còn nhiều người làm. Bà Lương Thị Lõi, ở Ấp 4, xã Khánh Tiến, huyện  U Minh, là một trong số ít những người còn giữ lại nghề này. Với hơn 52 năm làm nghề, bà Lõi thành lập một tổ dệt chiếu tại nhà với hơn 10 lao động thường xuyên. Hằng năm bà cho ra thị trường từ 300-600 cặp chiếu lác, tuỳ nguồn cung nguyên liệu.

Bà Lõi cho biết: “Chiếu lác hiện nay bán còn rất chạy. Chỗ tôi làm không đủ hàng để bán vì có khi phải nghỉ cả tuần do không có lác. Lác bây giờ ở đây không trồng được vì bị nước mặn, tôi phải đến tận các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời để tìm mua”.

Mặc dù thừa nhận nghề dệt chiếu lác rất vất vả nhưng bà Lõi tâm huyết: “Tôi sẽ làm nghề này cho đến cuối đời. Dù thu nhập không cao nhưng làm ra chiếc chiếu tôi cảm thấy vui lắm. Nó như cái nghiệp của mình rồi, điều làm tôi phấn khởi là sản phẩm của mình làm ra được nhiều người biết đến, tiêu thụ nhiều nơi trong cả nước”.

Hiện nay, bà Lõi đã ký hợp đồng cung cấp chiếu với Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế các xã để trải trên giường bệnh, bỏ mối nhiều nơi và bán lẻ ngay tại  nhà, nhờ đó mà đầu ra luôn ổn định.

Bà Lõi trăn trở: “Chiếu làm ra không đủ bán, nhưng ngặt nỗi cứ bị thiếu nguyên liệu hoài. Những lúc nghỉ làm là các chị em trong tổ cứ vài ba bữa chạy lại hỏi thăm có lác để làm lại chưa. Tôi mong sao có nguồn vốn để đầu tư, sắm xuồng ghe đi xa hơn để tìm mua nhiều lác hơn về làm mở rộng ra, sẵn mình tạo việc làm cho chị em luôn”.

Sức cầu đối với mặt hàng thủ công truyền thống đang ổn định cho thấy các sản phẩm này vẫn còn chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để những nghề thủ công có sức sống bền vững, rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng như cần có những chính sách, đầu tư, tháo gỡ những khó khăn cho những hộ theo nghề. Làm được điều này không chỉ gìn giữ, không để những nghề thủ công bị mai một mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho nhiều lao động nông thôn./.

Trần Chương

赞(6959)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【ketquatructiep bong da】Sức sống nghề thủ công truyền thống