Empire777

Tiết giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người trồn lich thi đấu bồ đào nha

【lich thi đấu bồ đào nha】Hiệu quả mô hình “sạ hàng định vị như cấy”

Tiết giảm chi phí,ệuquảmhnhsạhngđịnhvịnhưcấlich thi đấu bồ đào nha tăng lợi nhuận, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người trồng lúa và môi trường,... là những ưu điểm lớn mà mô hình “sạ hàng định vị như cấy” được ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ triển khai thực hiện trong nhiều vụ lúa vừa qua và đang tiếp tục nhân rộng trong vụ lúa Hè thu này.

Cán bộ Trạm TT&BVTT huyện Long Mỹ thăm ruộng lúa trong mô hình đang được nông dân áp dụng ở vụ Hè thu này.

Theo đó, mô hình “sạ hàng định vị như cấy” được Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) huyện Long Mỹ thực hiện từ vụ lúa Thu đông năm 2018 đến nay. Riêng trong vụ lúa Đông xuân vừa qua, Trạm TT&BVTT huyện Long Mỹ đã phối hợp cùng cán bộ nông nghiệp và nông dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức triển khai mô hình được 13,36ha, tại 28 điểm. Qua mỗi vụ lúa, nông dân thực hiện tại các điểm trình diễn mô hình đều cảm thấy phấn khởi trước những hiệu quả mang lại. Cụ thể, mặt được đầu tiên là nông dân giảm lượng lúa giống trong quá trình gieo sạ. Theo đó, nhờ áp dụng dụng cụ sạ hàng cải tiến bằng cách giảm số lổ rơi hạt giống tại các khoang chứa hạt giống (theo vòng xoay cách một lổ giảm 4 lổ) nên lượng lúa giống chỉ sử dụng từ 35-50kg/ha, giảm từ 80-100kg/ha so với canh tác truyền thống.

Ông Đỗ Văn Thống, ở ấp 2, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết vụ lúa Đông xuân vừa qua, gia đình ông dành riêng 2 công ruộng để áp dụng mô hình sạ hàng định vị như cấy theo khuyến cáo của Trạm TT&BVTT huyện Long Mỹ. Khi áp dụng mô hình, ông Đông chỉ sử dụng 4kg lúa giống (giống OM 18) để gieo sạ cho một công (1.000m2), trong khi ruộng đối chứng thì sử dụng 12kg lúa giống/công. Như vậy, với giá lúa giống cấp xác nhận là 16.000 đồng/kg thì trước mắt mỗi công lúa ông Đông tiết kiệm được 128.000 đồng.

“Do sử dụng giống lúa ít nên có một điểm lưu ý là bà con cần phải chang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước tốt và xử lý ốc bươu vàng thật hiệu quả. Mặt khác, lúc lúa ở giai đoạn mạ, nhiều người áp dụng mô hình sẽ có tâm lý lo lắng vì mật độ cây lúa quá thưa so với ruộng đối chứng. Tuy nhiên, sang giai đoạn đẻ nhánh thì ruộng lúa trong mô hình sẽ bắt nhịp và xanh tốt như ruộng đối chứng. Bởi lúc này, cây lúa trở nên mập mạp, đẻ nhánh nhiều”, ông Đông chia sẻ.

Bên cạnh việc giảm lượng lúa giống trong gieo sạ thì qua theo dõi các chỉ tiêu nông học cho thấy, cây lúa giữa 2 ruộng trình diễn và đối chứng đều phát triển như nhau. Tuy nhiên, do ruộng đối chứng sạ với mật độ 120kg/ha nên số chồi từ giai đoạn 8-42 ngày sau sạ cao hơn rất nhiều so với ruộng trình diễn, nhưng đa số là chồi vô hiệu. Đến giai đoạn trổ thì cả 2 ruộng đều không có sự khác biệt lớn về số bông. Nhưng ruộng mô hình có sự khác biệt về chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng hạt nặng hơn do bộ rễ cây lúa ăn sâu trong đất và thân lúa cũng to hơn.

Bên cạnh đó, về tình hình sinh vật gây hại thì có sự khác biệt giữa 2 ruộng. Cụ thể, mô hình “sạ hàng định vị như cấy” tuy mật số sâu cuốn lá, rầy nâu có nhưng tỷ lệ rất thấp, đồng thời bệnh đạo ôn lá cũng thấp hơn rất nhiều so với gieo sạ theo tập quán cũ. Qua đây, giúp nông dân giảm được số lần phun thuốc và tiền thuê nhân công. Minh chứng, ruộng mô hình chỉ phun tổng số 9 lần thuốc bảo vệ thực vật (bao gồm thuốc diệt ốc, diệt mầm cỏ dại, trừ bệnh và trừ sâu); trong khi ruộng đối chứng, nông dân phun đến 12 lần thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, lượng phân trung bình ở ruộng mô hình là 270kg/ha, trong khi ruộng đối chứng sử dụng 310kg/ha, giảm được 40kg/ha.

Mặt khác, vấn đề mà nông dân quan tâm nhất chính là hiệu quả kinh tế của mô hình. Theo đó, tổng chi phí đầu tư của ruộng đối chứng là gần 15,9 triệu đồng/ha, còn ruộng mô hình là 12,7 triệu đồng/ha, giảm hơn 3 triệu đồng/ha nhờ nông dân tiết kiệm chi phí từ lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, năng suất ruộng mô hình là 8,1 tấn/ha, còn ruộng đối chứng là 7,9 tấn/ha, chênh lệch 200kg/ha. Tổng lợi nhuận của ruộng mô hình chênh lệch so với ruộng đối chứng là 4,4 triệu đồng/ha.

Từ những hiệu quả thiết thực của cách làm trên mang lại, sang vụ lúa Hè thu đang canh tác, Trạm TT&BVTT huyện Long Mỹ tiếp tục triển khai nhân rộng tại nhiều điểm mới trên địa bàn huyện để nông dân học tập, tham quan. Cụ thể, Trạm TT&BVTT huyện Long Mỹ đang triển khai 16 điểm, với tổng diện tích 7,25ha. Ông Nguyễn Tấn Phát, hộ có 2,5ha lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình đang áp dụng mô hình “sạ hàng định vị như cấy” ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, thông tin: “Sau khi tham quan thực tế và thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình được nhiều bà con ở các địa phương khác trong huyện áp dụng nên vụ lúa Hè thu này, tôi quyết định áp dụng tại ruộng lúa nhà mình. Hiện lúa được hơn 45 ngày tuổi nhưng tôi mới chỉ xịt một lần thuốc bảo vệ thực vật do tình hình dịch hại xuất hiện rất ít so với ruộng ngoài mô hình nhờ áp dụng biện pháp sạ thưa tiết kiệm lúa giống (từ 11kg/công giảm xuống còn 5kg/công). Ngoài ra, việc sử dụng phân bón cũng giảm từ 45kg/công còn 39kg/công nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, nở bụi khi một cây nở 8-9 nhánh hữu hiệu… Từ những tín hiệu trên, tôi hy vọng lần áp dụng thí điểm mô hình sẽ mang lại kết quả như mong đợi để làm cơ sở cho bà con trong ấp tiếp tục nhân rộng trong các vụ lúa tới”.           

Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm TT&BVTT huyện Long Mỹ, cho hay: Qua thực tế sản xuất mô hình “sạ hàng định vị như cấy” đã chứng minh cho nông dân thấy được hiệu quả từ mô hình không những tiết kiệm được chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà còn giúp tăng năng suất, lợi nhuận, chất lượng và hạn chế đổ ngã. Đặc biệt là tạo ra được sản phẩm lúa gạo an toàn, ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Ngoài ra, áp dụng mô hình trên có thể giúp nông dân thay thế công cấy trong việc sản xuất lúa giống...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap