【bảng xếp hạng la liga pháp】Hà Nội: Tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

时间:2025-01-25 18:34:51 来源:Empire777
Củng cố về “chất” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Đáp ứng tiêu chuẩn để hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi phát triển bền vững
Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Phát triển các cụm liên kết ngành

Thông tin được Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh đưa ra tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/6, tại Hà Nội.

Hiện nay, Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí tạo ra sức cạnh tranh cao như: các khu cụm công nghiệp cơ khí liên kết ngành chuyên sâu về linh kiện cơ khí chính xác cho ngành điện tử, ô tô, xe máy…

Điển hình như: Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long tập trung rất nhiều doanh nghiệp cơ khí ngành điện tử như: Công ty Buykane làm ốc vít, Toho làm khuôn mẫu, Aikawa làm chi tiết kim loại dập, Standar làm các chi tiết nhôm… Khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh tập trung nhiều doanh nghiệp cơ khí ô tô xe máy như: Công ty Fujico làm đĩa phanh xe máy, Kyoei làm khung càng đồ gá cho xe máy, Bright Sakura làm ống xả, Amstrong làm vành và nan hoa; Roki làm bầu lọc gió…

Các khu, cụm công nghiệp liên kết này mang lại kết quả và hiệu quả vượt trội trong sản xuất so với các khu cụm công nghiệp khác như cho phép các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gặp gỡ tìm hiểu, thiết lập quan hệ hợp tác, chuyên môn hóa trong sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch, gia công đặt hàng, vận tải, cung cấp, xử lý chất thải… Ngoài ra, khu cụm công nghiệp liên kết còn có lợi thế nhanh chóng triển khai ứng dụng, lan tỏa, chuyển giao tri thức và công nghệ mới…

Đặc biệt, Hà Nội cũng tập trung liên kết phát triển 3 lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may-da giày; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, việc liên kết cung ứng, xuất khẩu cũng được thành phố đẩy mạnh, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu cao về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; đã phát triển trong vùng như: sản xuất ô tô, xe máy (Hà Nội-Vĩnh Phúc-Bắc Giang); sản phẩm cơ khí chế tạo (Hà Nội - Vĩnh Phúc-Thái Nguyên); điện tử văn phòng, gia dụng (Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc)…

“Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội. Trong đó có 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam”, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết.

Đến nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ khu vực chế tạo tại Hà Nội đang tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia đang đứng đầu cả nước, với khoảng 350 doanh nghiệp. Trong đó nhóm phát triển nhất là khu vực sản xuất cơ khí, chiếm gần 80% doanh nghiệp.

Đặc biệt, đối với công nghiệp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã là những công ty hàng đầu ở Việt Nam cung cấp linh kiện ô tô, chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí và nhựa như: Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu EMTC (cung cấp bộ dụng cụ theo xe và linh kiện dập), Công ty Nhựa Hà Nội (cung cấp linh kiện nhựa cho nội thất xe), Công ty LeGroup (cung cấp linh kiện dập), Công ty HTMP (cung cấp khuôn và linh kiện nhựa), Công ty cơ khí Đông Anh (cung cấp linh kiện dập). Các công ty này cũng đã xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu.

Mở rộng chuỗi liên kết các hành lang công nghiệp

Tuy vậy, theo bà Oanh, tính liên kết phát triển chuỗi giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ còn chưa cao do chưa có các hướng dẫn cụ thể về tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động của các cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và cơ chế phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển các hành lang công nghiệp Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh, Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì, Hà Nội lạng Sơn và vành đai Kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình và Trục quốc lộ 10. Hình thành các khu công nghiệp – đô thị gắn với phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại – dịch vụ, tăng cường liên kết và các cụm liên kết ngành và khu công nghiệp chuyên biệt.

Triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu theo các chương trình, kế hoạch của thành phố, các chương trình xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, kết nối hợp tác phát triển cụm liên kết ngành với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố và cả nước…

推荐内容