您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ số spezia】Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng 正文

【tỷ số spezia】Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng

时间:2025-01-11 03:50:30 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

VHO - Những năm gần đây ở nước ta, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 ca ghép tạng, đứng đầu ở khu v tỷ số spezia

VHO - Những năm gần đây ở nước ta,ệtNamđứngđầuĐôngNamÁvềghéptạtỷ số spezia trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 ca ghép tạng, đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Số bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép ghép tạng đã tăng lên nhiều với 28 bệnh viện trong cả nước.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng - ảnh 1
Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung năm 2024

Đó là thông tin được PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ tại Hội nghị thường niên “Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung năm 2024” vừa diễn ra chiều 11.12 tại Huế. Sự kiện nhân kỉ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế.

“Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện trung bình 1.000 ca ghép tạng/năm; trong 9 tháng đầu năm 2024 đã có 829 ca ghép tạng, cao nhất khu vực Đông Nam Á và kỹ thuật giỏi” - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, số người hiến tạng sau chết não tại các bệnh viện ở Việt Nam đã tăng nhanh so với thời gian qua, đặc biệt là sau lễ phát động hiến tạng “Cho đi là còn mãi” do Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi toàn dân đăng ký hiến tạng.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng - ảnh 2
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ thông tin tại hội nghị

Từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 31 ca hiến tạng từ người cho chết não, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, số ca ghép từ nguồn cho chết não ở Việt Nam thuộc hạng thấp nhất thế giới, với tỉ lệ 0,15 người/triệu dân. Do đó, cần có những giải pháp vận động để tăng nguồn tạng từ người hiến chết/chết não tại các bệnh viện.

So sánh với nước trong khu vực là Malaysia với 34 triệu dân, có 9 bệnh viện ghép tạng và đã có 156 bệnh viện hiến tạng; trong khi đó, Việt Nam có hơn 100 triệu dân, có 28 bệnh viện được cấp phép ghép tạng nhưng chỉ có 11 bệnh viện hiến.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện khu vực miền Trung cho biết: Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những bệnh viện đi đầu trong triển khai ghép tạng tại Việt Nam.

Năm 1992, với ca ghép giác mạc, năm 2001 với ca ghép thận và đến nay đã thực hiện hơn 2.000 ca ghép mô/tạng. Đáng chú ý, bệnh viện đã thực hiện 13 ghép tim xuyên Việt, trong đó có những ca ghép đạt kỷ lục mới, cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng - ảnh 3
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 hồi tháng 11.2024 vừa qua

Từ năm 2019, Bệnh viện đã thành lập Trung tâm Ghép tạng, tiền thân là Đơn vị Điều phối ghép tạng được hình thành năm 2015. Đây là Trung tâm Ghép tạng đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Kỳ vọng trong tương lai, đây cũng là nòng cốt của Văn phòng Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tại khu vực này.

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng đã trao đổi những vấn đề chuyên môn, cập nhật các kỹ thuật chuyên sâu về lĩnh vực ghép tạng. PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã chia sẻ thông tin về ghép tạng từ người hiến chết não và phát triển mạng lưới bệnh viện hiến tạng từ người hiến chết não tại Việt Nam.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về ghép tạng - ảnh 4
Dịp này, Bệnh viện Trung ương Huế khai trương hệ thống xét nghiệm tự động hóa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân

Các chuyên gia trong lĩnh vực ghép mô, tạng của Bệnh viện Trung ương Huế cũng chia sẻ về những tiến bộ trong bệnh lý võng mạc; vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong hỗ trợ ghép tạng; tiến bộ trong kỹ thuật ghép gan trẻ em, các tiến bộ trong ghép thận, ghép tim,...; các tiến bộ trong lĩnh vực gây mê- hồi sức tích cực: lọc máu liên tục, hồi phục sớm sau phẫu thuật,…

Ngoài ra, nhiều vấn đề quan trọng khác cũng được cập nhật như: Các chính sách BHYT và giải quyết những khó khăn, vướng mắc; Những điểm cần lưu ý trong công tác triển khai đấu thầu tại cơ sở y tế; Quản trị bệnh viện trong tình hình mới... Đây là những thông tin, chính sách quan trọng, những bài học kinh nghiệm quý trong công tác quản lý điều hành bệnh viện.