当前位置:首页 > Cúp C1

【bxh qatar】Xúc tiến mở cửa thị trường nông sản Việt tại Vương quốc Anh

Vương quốc Anh tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam Cải thiện năng lực nội tại,úctiếnmởcửathịtrườngnôngsảnViệttạiVươngquốbxh qatar tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản hàng năm giữa hai nước đạt gần 1 tỷ USD

Ngày 10/11, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã làm việc với Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Liên hiệp Vương quốc Anh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Liên hiệp Vương quốc Anh. Ảnh: NT.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Liên hiệp Vương quốc Anh. Ảnh: NT.

Tại hội đàm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Vương quốc Anh có nhiều bước tiến, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (Hiệp định UKVFTA) có hiệu lực. Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản hàng năm giữa hai nước đạt gần 1 tỷ USD.

Hiện Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA, nhất là các FTA thế hệ mới như UKVFTA, EVFTA và CPTPP. Với vị thế của Vương quốc Anh, thị trường này luôn nằm trong ưu tiên hợp tác của Việt Nam.

Do các sản phẩm nông nghiệp của hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà có tính bổ trợ cho nhau, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hy vọng buổi hội đàm ngày 10/11 sẽ đưa hợp tác hai bên lên một tầm cao mới.

Đáp từ, bà Tamara Finkelstein - Thứ trưởng Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Liên hiệp Vương quốc Anh - khẳng định, Việt Nam là đối tác nông nghiệp quan trọng của quốc gia này. Điều này thể hiện ở việc, trong 10 tham tán nông nghiệp của Anh trên toàn thế giới, một vị đại diện được bổ nhiệm ở Việt Nam.

Bà Finkelstein cũng gửi lời cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi phúc đáp các vấn đề liên quan xuất khẩu thịt gà sang thị trường Việt Nam hồi tháng 10. Bà đồng ý quan điểm, rằng an ninh lương thực của thế giới phải được đẩy cao thêm một bước và mong muốn triển khai hợp tác sớm với Việt Nam ngay sau khi đạt các thỏa thuận.

Xúc tiến mở cửa thị trường

Tại hội đàm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến giới thiệu về một số thành tựu nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là về lĩnh vực trồng trọt như giảm diện tích, tăng năng suất, tăng sản lượng, nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Với thị trường Vương quốc Anh và châu Âu, một trong những nông sản chính của Việt Nam xuất sang là gạo, đặc biệt là các loại gạo thơm. Thứ trưởng cam kết, với đà tăng trưởng như hiện tại, Việt Nam đủ sức xuất khẩu 6 – 6,5 triệu là tấn gạo trong năm 2022.

Thông qua bà Finkelstein, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị hai bên phối hợp mở cửa thị trường đối với 4 nhóm mặt hàng chính.

Một là, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật (nông sản). Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Vương quốc Anh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu những sản phẩm đặc trưng, đặc hữu từ nước nhiệt đới.

Hai là, các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Thứ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ gửi bộ câu hỏi liên quan đến sản phẩm thịt gà chế biến để phía Anh xem xét. Đồng thời, Cục Thú y sẽ làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan của Vương quốc Anh để sớm thống nhất nội dung và mở cửa thị trường theo quy định.

“Hiện chúng tôi quan tâm thúc đẩy sản phẩm thịt lợn chế biến, thịt gia cầm chế biến và trứng gia cầm các loại, sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam vào thị trường Anh”, Thứ trưởng chia sẻ.

Bên cạnh đó, cơ quan thú y hai nước sẽ tăng cường trao đổi thông tin về các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở gia súc và gia cầm, đặc biệt là các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; nghiên cứu sản xuất vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; hoàn thiện mẫu giấy Chứng thư thịt lợn và thịt gà của Anh.

Ba là, các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản. Thứ trưởng đề nghị tiếp tục trao đổi về những hoạt động liên quan đến bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác; và chống khai thác IUU.

Bên cạnh đó, với thế mạnh về khoa học công nghệ, Vương quốc Anh được đề nghị hợp tác kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ thúc đẩy phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp, nuôi sinh thái theo hướng phát triển bền vững, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo đảm truy xuất nguồn gốc hiệu quả.

“Việt Nam mong muốn phía Anh giúp đỡ để sử dụng hiệu quả năng lượng và giảm phát thải khí nhà kinh trong khai thác và nuôi trồng thủy sản”, ông Phùng Đức Tiến bày tỏ.

Bốn là, các sản phẩm gỗ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị thúc đẩy đàm phán để Chính phủ hai nước ký Hiệp định thương mại gỗ giữa Việt Nam và Anh, tương tự nội dung Hiệp định VPA/FLEGT mà Việt Nam đã ký kết với EU.

Những năm qua, ngành gỗ liên tục tăng trưởng mạnh về xuất khẩu và đạt kỷ lục 15,8 tỷ USD năm 2021. Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hy vọng Vương Quốc Anh sẽ phối hợp gỡ bỏ rào cản và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước hoạt động phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của hai bên, trên cơ sở chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý rừng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Đại sứ Việt Nam tại Anh - cho biết, Vương quốc Anh đang xem xét hỗ trợ Việt Nam các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra tại COP26. “Hy vọng Vương quốc Anh sẽ lồng ghép và đưa các thỏa thuận hợp tác về nông nghiệp vào trong khoản kinh phí hỗ trợ hàng năm”, ông Long nói.

Chuyển đổi nông nghiệp bền vững đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên và cộng đồng quốc tế, trong đó có Vương quốc Anh. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị Chính phủ Anh hỗ trợ Việt Nam dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu” với tinh thần từ các cam kết của Việt Nam tại COP26.

Kết thúc buổi hội đàm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các Vấn đề nông thôn Vương quốc Anh ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác.

分享到: