您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【bxh 2 han quoc】Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp liên tục được cảnh báo và hành động quyết liệt

Cúp C251人已围观

简介Khung pháp lý trái phiếu doanh nghiệp liên tục được hoàn thiệnThị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ...

Khung pháp lý trái phiếu doanh nghiệp liên tục được hoàn thiện

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và phần nào đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng,ủirotráiphiếudoanhnghiệpliêntụcđượccảnhbáovàhànhđộngquyếtliệbxh 2 han quoc cũng như là kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường này cũng đã cho thấy nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ.

Trước thực tiễn đó, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu phát hành riêng lẻ phát triển an toàn, ổn định, minh bạch, khung pháp lý đã liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Trước khi Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/9/2020 theo hướng áp dụng các biện pháp hành chính, nhằm hạn chế việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, chia nhỏ thành nhiều đợt để bán trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân. Qua đó, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu.

Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021 đã thống nhất quản lý hoạt động phát hành trái phiếu của các loại hình doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế và thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/1/2022, với nhiều điều khoản “siết” các ngân hàng mua bán trái phiếu doanh nghiệp khiến cho các ngân hàng gò bó hơn, nhưng cũng giúp tình hình tài chính của các ngân hàng lành mạnh hơn, đặc biệt là việc hạn chế dùng trái phiếu để làm thay đổi các số liệu tài chính vào cuối các kỳ kế toán.

Chưa dừng ở đó, Bộ Tài chính cũng đang tích cực hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới, chặt chẽ hơn để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh và bền vững hơn. Nhiều ý kiến kỳ vọng, khi nghị định mới được ban hành, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ có nhiều bước tiến về chất lượng hàng, tăng tính ổn định và chiều sâu cho thị trường.

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp liên tục được cảnh báo và hành động quyết liệt
Nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp trước khi quyết định mua trái phiếu. Ảnh minh họa.

Ngoài ra cuối năm 2021, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó, Nghị định 128/2021/NĐ-CP cũng đã bổ sung các quy định, chế tài tới việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp.

Liên tục cảnh báo và hành động

Cơ hội và tiềm năng từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam là còn rất lớn, tuy nhiên, trước những rủi ro tiềm ẩn, Bộ Tài chính đã liên tiếp có những cảnh báo về thị trường này đối với doanh nghiệp phát hành, các bên tham gia và nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

Trên thực tế, ngay từ khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp manh nha những rủi ro, cuối năm 2019, Bộ Tài chính đã kịp thời phát đi những cảnh báo đầu tiên. Tiếp đó, trong bối cảnh thi trường này tăng mạnh, trong năm 2020 và năm 2021, Bộ Tài chính đã liên tiếp gia tăng tần suất và cường độ cảnh báo rủi ro. Trong hai năm trở lại đây, với nhiều hình thức khác nhau, các thông tin cảnh báo về rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã được nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đăng tải rộng khắp, truyền thông điệp của các cơ quan quản lý, cũng như các chuyên gia uy tín.

Đáng chú ý, vào đầu tháng 12/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện về quản lý, thanh tra, kiểm tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trên thị trường này.

Cũng trong năm 2021 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã hai lần có văn bản chỉ đạo (tháng 9 và tháng 12/2021) các cơ quan chức năng thuộc ngành Tài chính tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tại các văn bản này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ Tài chính, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam,… đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo thị trường này trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. Và cũng như năm 2020, năm 2021 và đầu năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục có những thông tin cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường này.

Trong các lần phát đi thông điệp cảnh báo, cơ quan quản lý đều nhấn mạnh, doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Do đó, nhà đầu tư phải đặc biệt quan tâm và tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính, thông tin về trái phiếu phát hành, tài sản bảo đảm, đơn vị tư vấn, bảo lãnh,… trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp.

Không chỉ dừng ở cảnh báo, dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan đã tiếp tục có văn bản gửi các doanh nghiệp và các đơn vị cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp để chấn chỉnh hoạt động của thị trường này. Trong đó, đáng chú ý, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 9 công ty chứng khoán và 2 doanh nghiệp là 2 tổ chức phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Qua các đoàn kiểm tra, cơ quan quản lý đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nặng và yêu cầu các biện pháp khắc phục hậu quả tại hai doanh nghiệp là VsetGroup và Apec Group; đồng thời xử phạt Công ty Chứng khoán VIS. Vào thời điểm đó, bên cạnh việc xử phạt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã phối hợp, cung cấp tài liệu cho cơ quan chức năng để tiếp tục xem xét các trường hợp vi phạm.

Mới đây nhất, chiều tối ngày 4/4/2022, căn cứ hồ sơ, tài liệu và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc hủy bỏ các đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ; căn cứ quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP; ngày 3/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của 3 công ty trên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Liên quan tới vấn đề này, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét. Đồng thời, Bộ chỉ đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước kiểm tra các tổ chức tư vấn, hồ sơ chào bán, đại lý phát hành cho các đợt chào bán của 3 công ty nêu trên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chỉ cũng chỉ đạo, Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán kiểm tra các công ty kiểm toán đã kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty trên. Trong trường hợp phát hiện vi phạm, các đơn vị chức năng của Bộ xử lý nghiêm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật./.

Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tags:

相关文章