【bdkq duc 2】TP. Hồ Chí Minh: Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão
时间:2025-01-26 01:02:53 出处:Thể thao阅读(143)
Điện lực miền Nam tăng cường đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão Chủ động ứng phó,ồChíMinhChủđộngnhiềugiảiphápbảođảmantoànđiệnmùamưabãbdkq duc 2 đảm bảo cấp điện mùa mưa bão các tỉnh thành phía Nam |
Chủ động thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm an toàn điện
TP. Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, khi giông lốc thường gây mưa lớn và gió mạnh có thể làm hư hại nhà cửa, tốc mái, đổ cây, cột điện làm đứt dây gây mất điện diện rộng. Đặc biệt, các tấm bạt treo tạm của người dân, biển hiệu, bảng quảng cáo lâu ngày gia cố không chắc chắn có thể bị bay vào đường dây, thiết bị điện. Những tình huống này có thể làm xuất hiện nguy cơ rò rỉ điện, chạm, chập, thậm chí đứt dây điện khi nhánh cây lớn ngã, rơi vào lưới điện.
Công nhân ngành điện kiểm tra, bảo trì hệ thống điện, đảm bảo an toàn mùa mưa bão. Ảnh: Thanh Minh |
Để chủ động phòng, chống lụt bão, ngập úng, giông lốc, cũng như hạn chế thấp nhất thiệt hại, nguy cơ sự cố do thời tiết gây ra, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa và ứng phó trước những ảnh hưởng của mùa mưa bão. Đồng thời, đưa ra những cảnh báo về an toàn điện trong mùa mưa bão đến người dân thành phố.
Trả lời phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh - cho biết, để hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, đơn vị đã tiến hành kiểm tra hành lang lưới điện cao áp, rà soát toàn bộ khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập úng khi mưa to. Đồng thời thực hiện cải tạo, nâng cao tủ điện, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng.
Cùng với đó, ngành điện phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức thường xuyên kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống cung cấp điện, bổ sung công suất điện cho các trạm bơm mới được nâng cấp. Cũng như lập kế hoạch đảm bảo cung cấp điện theo yêu cầu bơm tiêu thoát nước khi úng ngập xảy ra.
Đặc biệt, trước mùa mưa bão, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị điện lực trực thuộc tăng cường kiểm tra, rà soát toàn bộ lưới điện, nhất là các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan để kịp thời xử lý. Trong đó, thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa những khu vực ngập úng, khu vực cấp điện quan trọng để kịp thời sửa chữa ngay những bất thường khi phát hiện.
Ngành điện cũng chủ động phối hợp với các khu quản lý đô thị, công ty công viên cây xanh tổ chức kiểm tra mé nhánh, tỉa cành các cây xanh nguy cơ tác động đến lưới điện, bảng quảng cáo, lều, lán... có khả năng ngã đổ, bay vào đường dây, trạm biến áp. Lập phương án ứng phó khi có cây ngã, đổ vào đường dây cao áp, đảm bảo cung cấp điện các tuyến dây trọng yếu từng quận, huyện. Khi xảy ra sự cố, ngành điện chủ động phối hợp và hỗ trợ khách hàng trong công tác tái lập điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong thời gian sớm nhất.
“Hiện nay, ngành điện đã làm chủ công nghệ và triển khai tự động hóa lưới điện phân phối với những tính năng hữu ích như: nhanh chóng phát hiện, cô lập sự cố và phôi phục cung cấp điện nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng; cung cấp công cụ giám sát thời gian thực và điều khiển từ xa...”, ông Bùi Trung Kiên nói.
Khuyến cáo sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão
Theo ghi nhận, lưới điện quốc gia trên địa bàn thành phố do Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh quản lý (phần trước điện kế) luôn được quan tâm đầu tư, cải tạo theo hướng hiện đại và đảm bảo an toàn cho cung ứng sử dụng điện.
Nhân viên ngành điện TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn mùa mưa bão. Ảnh: Thanh Minh |
Trong đó, việc kiểm tra lưới điện được tiến hành thường xuyên, đặc biệt, trước mùa mưa bão, từ tháng 3-4, tổng công ty đã cho tăng cường kiểm tra, rà soát, nhất là các khu vực dễ bị ảnh hưởng thời tiết cực đoan (mưa, bão, ngập, úng) để kịp thời xử lý trong tháng 5-6, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn.
Để phòng ngừa tai nạn điện mùa mưa bão, ông Bùi Trung Kiên cho hay, khi có sự cố trên lưới điện do tình huống thiên tai, đơn vị chủ động cắt điện để phòng tránh sự cố. Phải đảm bảo an toàn cho người, tài sản của người dân và công nhân thực hiện nhiệm vụ.
Ngay sau đó, ngành điện chủ động phối hợp và hỗ trợ khách hàng tái lập điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong thời gian sớm nhất (đặc biệt là các cơ quan chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp, cơ sở y tế, cung cấp nước sạch, viễn thông, phát thanh, truyền hình, các trạm bơm tiêu nước… chống úng ngập).
Đáng chú ý, thời gian qua Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa, nhất là ngầm hóa lưới điện khu vực nội thành, qua đó góp phần nâng cao chất lượng an toàn điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tối đa tác động từ các yếu tố bên ngoài cũng như thời tiết.
Đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như ngăn ngừa và phòng tránh tai nạn về điện có thể xảy ra khi trời mưa lớn, ngập úng cục bộ do ảnh hưởng triều cường hoặc giông lốc, gió lớn, cây cối ngã, đổ… ngành điện khuyến cáo người dân quan tâm thực hiện: Ngắt nguồn điện (cúp cầu dao/CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn, ổ cắm điện và các thiết bị điện gia dụng.
Ngành điện cũng khuyến cáo khi trời mưa to, gió lớn, người dân nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…), không đứng trú tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp, không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế (đồng hồ điện), thùng cầu dao và không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời…
Người dân nên thường xuyên tổ chức kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện trong gia đình, nếu có dấu hiệu hư hỏng phải kịp thời sửa chữa, thay thế nhằm tránh rò điện, tránh nguy cơ mất an toàn gây ra tai nạn điện; thực hiện lắp các thiết bị đóng cắt (CB) chống giật cho toàn bộ ngôi nhà, phòng trọ vì thiết bị này có chức năng tự động phát hiện sự cố rò điện và có khả năng ngắt nguồn điện nhanh nhạy. Đồng thời, phải lắp CB chống giật hoặc cầu chì ở trước các ổ cắm điện hay theo từng khu vực (tầng, phòng trọ) để có thể ngắt dòng điện khi có chạm chập điện.
“Ngoài ra, thực hiện bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt. Không lắp đặt trực tiếp dây điện trên mái tôn hoặc hệ thống sắt thép của mái nhà vì qua tác động của thời tiết (nắng, mưa, gió...) có thể làm hư hỏng cách điện gây rò rỉ điện”, ngành điện lưu ý.
Khi phát hiện có hiện tượng bất thường hoặc mất an toàn về điện, người dân cần gọi ngay đường dây nóng của Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHCMC 1900 545454, hoặc gọi 114 - Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - cứu nạn, cứu hộ TP. Hồ Chí Minh để được xử lý, khắc phục kịp thời. |
上一篇: Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
下一篇: Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
猜你喜欢
- Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Nhật Bản
- Ngăn chặn hoạt động chống phá của các đối tượng lợi dụng các ngày lễ lớn
- Câu chuyện GDP, dân số và thành tích ở Olympic 2024
- Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- Những đối tượng được điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
- Tổng duyệt lần 1 lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Phiên chất vấn thành công, thẳng thắn, trách nhiệm
- Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông