【ty so bong ro truc tuyen】Câu chuyện GDP, dân số và thành tích ở Olympic 2024

VHO - Oympic Paris âuchuyệnGDPdânsốvàthànhtíchởty so bong ro truc tuyen2024 khép lại với nhiều dư vị ngọt ngào nhưng không thiếu tranh cãi. Tuy nhiên, về khía cạnh chuyên môn, câu chuyện cạnh tranh huy chương vẫn gắn liền với kinh tế và dân số.

Câu chuyện GDP, dân số và thành tích ở Olympic 2024 - ảnh 1
Olympic Paris 2024 chứng kiến chiến thắng sát nút của đoàn Mỹ trước Trung Quốc. Infographic: MẠNH LÊ

Sau 15 ngày tranh tài chính thức, Olympic Paris 2024 khép lại bằng Lễ bế mạc có chủ đề “Records” (Kỷ lục) trên sân vận động Stade de France vào hoàng hôn ngày Chủ nhật 11.8 (rạng sáng 12.8 theo giờ Việt Nam).

Trước thời điểm buổi lễ diễn ra, hoàng hôn buông xuống và đài đuốc Thế vận hội dần tắt, kèm theo là bài hát Sous le ciel de Paris do ca sĩ Zaho de Sagazan thể hiện vang lên. Mở đầu lễ bế mạc, VĐV Leon Marchand thu thập ngọn lửa từ đài đuốc để vào chiếc đèn và xuất hiện trên khán đài. Kình ngư nước chủ nhà này là VĐV thi đấu thành công nhất giải đấu năm nay (4 HCV và 1 HCĐ). Buổi lễ có sự tham gia của hơn một trăm nghệ sĩ biểu diễn, bao gồm các diễn viên nhào lộn, vũ công và nghệ sĩ xiếc. Cuối buổi lễ, nam tài tử Tom Cruise xuất hiện cùng với Red Hot Chili Peppers, Billie Eilish, Snoop Dogg và H.E.R. biểu diễn trong phần LA28 Handover Celebration, lễ chuyển giao cờ Olympic cho Los Angeles (Mỹ), thành phố đăng cai Thế vận hội mùa hè 2028. Nam tài tử này gây ấn tượng bằng pha nhảy từ độ cao hơn 40m trên mái SVĐ, phỏng theo những hình ảnh trong loạt phim Nhiệm vụ bất khả thi nổi tiếng. Sau đó Tom Cruise nhận lá cờ Olympic từ Thị trưởng Los Angeles Karen Bass và lái mô tô rời đi.

Tranh huy chương từ góc nhìn dân số và GDP

Trước lễ bế mạc, cuộc tranh tài tại Olympic Paris 2024 đã khép lại một cách kịch tính như phim hành động Hollywood. Ở ngày thi đấu cuối cùng, đoàn thể thao Trung Quốc chỉ giành thêm 1 HCV nhờ công của VĐV Li Wenwen (cử tạ), qua đó kết thúc với thành tích 40 HCV, 27 HCB và 24 HCĐ.

Đoàn Mỹ cũng giành 40 HCV, nhưng hơn về số HCB (44), do đó vượt lên đứng nhất toàn đoàn. Thú vị hơn nữa, tấm HCV thứ 40 của nước chủ nhà kỳ Thế vận hội tiếp theo đến từ nội dung bóng rổ nữ. Ở trận chung kết, Mỹ đã đánh bại chủ nhà Pháp bằng tỷ số sát nút 67-66. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngôi nhất toàn đoàn được phân định bằng số huy chương bạc. Mỹ và Trung Quốc chính là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng trong ngày thi đấu cuối cùng, đoàn Nhật Bản giành 2 HCV, vượt mặt Australia vươn lên xếp thứ ba chung cuộc.

Tổng quát hơn, tốp 10 đoàn dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương khá tương đồng với tốp 10 quốc gia có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất thế giới. Cụ thể, 7 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023 lọt tốp 10 đoàn dẫn đầu trên bảng tổng sắp huy chương Olympic Paris 2024 bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp và Italia. Ngoài ra, Hàn Quốc đứng thứ 13 về tổng sản phẩm quốc nội và kết thúc ở vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng huy chương Thế vận hội, Canada đứng thứ 10 về GDP và xếp hạng 12 trên bảng tổng sắp huy chương. Điều đó cho thấy, các quốc gia có GDP cao thường có nhiều nguồn lực hơn để phân bổ cho các chương trình thể thao của họ, bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở đào tạo và hỗ trợ cho các vận động viên. Điều này có thể dẫn đến việc chuẩn bị tốt hơn cho các vận động viên và tăng cơ hội giành huy chương.

Chiều ngược lại, vẫn có những quốc gia có GPD cao, dân số lớn nhưng không đạt được thành tích cao tại Thế vận hội. Đáng kể nhất là Ấn Độ. Quốc gia đông dân nhất thế giới và xếp thứ năm về Tổng sản phẩm quốc nội này chỉ giành được 1 huy chương bạc và 5 huy chương đồng, xếp thứ 71 trên bảng tổng sắp huy chương Olympic Paris. Trong khi đó, đoàn Nigeria có 88 VĐV tham gia tranh tài, là đoàn thể thao đông VĐV tham gia nhất nhưng không giành được tấm huy chương nào. Ngoài ra, Nigeria là quốc gia đông dân thứ sáu trên thế giới.

Giá trị khoa học thể thao

Ngoài khía cạnh GDP và dân số, sự phát triển của khoa học thể thao đóng vai trò quan trọng không kém. Khoa học thể thao là một lĩnh vực nghiên cứu kết hợp kiến thức từ các ngành khác nhau như sinh lý học, sinh học, tâm lý học, dinh dưỡng, y học thể thao và công nghệ để hiểu rõ hơn về cách cơ thể con người hoạt động và phản ứng trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao. Mục tiêu chính của khoa học thể thao là tối ưu hóa hiệu suất VĐV và giảm nguy cơ chấn thương.

Đơn cử tại Hàn Quốc, quốc gia rất thành công tại Olympic 2024, khoa học thể thao phát triển mạnh mẽ trong những thập niên gần đây, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích thể thao của quốc gia này trên trường quốc tế. Sự phát triển của khoa học thể thao ở Hàn Quốc dựa trên hệ thống đào tạo và nghiên cứu tiên tiến, với Viện Khoa học Thể thao Quốc gia Hàn Quốc (KISS) được thành lập từ năm 1980, nhằm tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học để nâng cao hiệu suất của các VĐV quốc gia, đặc biệt là trong các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, đấu kiếm và Taekwondo.

Ngoài ra, nhiều trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc như Đại học Quốc gia Seoul và Đại học Yonsei cũng có các khoa khoa học thể thao, nơi họ nghiên cứu về sinh lý học, sinh học, tâm lý học thể thao và dinh dưỡng. Sự phát triển của khoa học thể thao tại Hàn Quốc cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến như phân tích video, công nghệ theo dõi chuyển động và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quá trình tập luyện của VĐV. Điều này giúp họ có thể cải thiện kỹ thuật và chiến thuật thi đấu.

Không chỉ vậy, Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ y tế và phục hồi tiên tiến, bao gồm các phương pháp trị liệu bằng nhiệt, massage và các thiết bị hỗ trợ khác giúp VĐV phục hồi nhanh chóng sau chấn thương. Thành tích đoàn Hàn Quốc đạt được tại Thế vận hội 2024 chính là minh chứng của việc áp dụng khoa học thể thao. Tất nhiên cũng cần nói thêm rằng nhà nước và doanh nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học thể thao thông qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, cũng như hỗ trợ tài chính cho các VĐV và các chương trình đào tạo.

Thành công của thể thao Hàn Quốc góp phần không nhỏ trong sự vươn lên của nền thể thao châu Á. Lịch sử Thế vận hội chứng kiến sự thống trị của các quốc gia từ châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, số huy chương của các quốc gia châu Á tăng đều đặn từ Olympic 1984 cho đến nay. Mùa hè 2024 này, lục địa vàng đoạt được tổng cộng 290 huy chương, Trung Quốc giành 91 huy chương, Nhật Bản 45 và Hàn Quốc 32. Ngược lại, châu Âu đoạt số huy chương thấp thứ hai lịch sử, chỉ sau Thế vận hội 1996.