【lịch thi đấu giao hữu câu lạc bộ】Tranh giành vắc xin: Khủng hoảng niềm tin của người Việt

时间:2025-01-25 22:50:54 来源:Empire777

Trước cảnh hỗn loạn chỉ vì giành suất tiêm vắc xin dịch vụ Pentaxim,ànhvắcxinKhủnghoảngniềmtincủangườiViệlịch thi đấu giao hữu câu lạc bộ bác sĩ Võ Xuân Sơn đã chia sẻ với Zing.vn quan điểm của mình:

"Có vẻ như người Việt nam không còn tin vào ai nữa, từ Bộ Y tế, đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)... Thậm chí, mỗi lần chúng tôi thuyết phục bệnh nhân mổ hay không mổ cũng hết sức khó khăn. Thỉnh thoảng cũng có bệnh nhân dẫn chứng, bác sĩ nào đó nói cần mổ hoặc không cần mổ, cho dù họ chẳng biết bác sĩ ấy thuộc chuyên ngành gì. Nhưng đa số bệnh nhân đều viện dẫn ý kiến của "người ta", tức bà lang, thầy cúng, ông chủ trại heo hay cô bán quán... Họ tin những ý kiến đó hơn là ý kiến của bác sĩ chuyên ngành.

Em bé ngủ trên tay mẹ chờ đến lượt tiêm phòng.

200.000 liều Pentaxim rõ ràng không ít. Tôi tin, những người quyết định mua 200.000 liều này cũng gan cùng mình, vì đây là vấn đề làm ăn. Chích mà không hết thì vô cùng nguy hiểm bởi vắc xin không để lâu được, trong khi chi phí lưu trữ nó cũng rất cao.

Và bây giờ, sau vụ dân tình chầu chực, chen lấn, xô đẩy, giành giựt, thậm chí ngất xỉu giữa trời lạnh, độ “hot” của Pentaxim càng tăng.

Đây là thành quả của chiến dịch công kích Quinvaxem trong thời gian vừa qua. Quinvaxem được Hàn Quốc sản xuất, theo đơn đặt hàng của WHO, và được WHO tài trợ cho các nước nghèo. Việt nam và Hàn Quốc có tỷ lệ chi ngân sách cho y tế tương đương nhau (6,8% và 6,9%), nhưng số tuyệt đối chi cho đầu người của Hàn Quốc so với Việt nam là 1.193 USD trên 81 USD: 14,7 lần. Như vậy thì việc Hàn Quốc không cần tài trợ của WHO, và dùng thuốc đắt tiền là hoàn toàn hợp lí.

Nếu như ngay từ đầu, Bộ Y tế tiên lượng được phản ứng của người giàu Việt nam, thì có thể đã không có những lùm xùm đối với Quinvaxem. Cứ lấy ngân sách nhập 300.000 liều Pentaxim về, tính giá gấp 3 lần chi phí (còn rẻ chán so với sang Singapore chích) để bù vào số Pentaxim dư đổ bỏ. Ai không có tiền thì chích Quinvaxem miễn phí. Có lẽ làm vậy thì chúng ta sẽ tránh được cái vụ chen lấn, tranh cướp nhau, chèn ép nhau đến ngất xỉu như bây giờ.

Kèm theo đó, phong trào đòi Bộ Trưởng Bộ Y tế từ chức hẳn sẽ lại sống lại, vì cái tội phân biệt giàu nghèo.

Tất nhiên, đó chỉ là chuyện tưởng tượng. Chuyện bây giờ là những người nghèo, người không có tiền, có cho con em họ chích Quinvaxem hay không? Quivaxem hiện đang bị biến thành con ngáo ộp, như là một thứ vũ khí giết người, hơn là một thứ vắc xin bảo vệ mạng sống con người. Có bao nhiêu người không đủ khả năng bỏ tiền cho con chích Pentaxim nhưng sợ Quinvaxem đến mức không cho con chích ngừa? Và sắp tới đây, tình hình dịch bệnh sẽ thế nào? Liệu 200.000 đứa trẻ (bao gồm số đi nước ngoài chích), chích Pentaxim có đủ sức chống chọi với vô số trẻ không chích ngừa khác không? Ai sẽ là người chịu hậu quả của những chuyện này?".

Quinvaxem và Pentaxim

1. Nguồn gốc?

Quinvaxem: Sản xuất tại Hàn Quốc bởi công ty Crucell, thuộc tập đoàn Johnson & Johnson, Mỹ và công ty Chiron, thuộc tập đoàn Novartis, Thuỵ Sỹ. 

Pentaxim: sản xuất tại Pháp và Canada bởi công ty Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis, Pháp.

2. Đã được quốc tế công nhận chưa?

Quinvaxem: được cơ quan quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hàn Quốc cấp giấy phép ngày 27/3/2006. Sau đó, đã được WHO sử dụng cho chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR bao gồm tiêm chủng chống lại 6 bệnh: yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, và bệnh lao) cho hơn 90 nước tính đến thời điểm hiện tại. Quinvaxem là vắc xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, lên đến hơn 400 triệu mũi tiêm tính đến tháng 5/2013. 

Pentaxim: được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thuỵ Điển. Tính đến năm 2011, đã trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia.

3. Công dụng?

Quinvaxem: là vắc xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh yết hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng. 

Pentaxim: cũng là vắc xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm riêng. 

4. Dành cho ai?

Quinvaxem và Pentaxim: dành cho bé từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi. Bé nên được chích mũi Quinvaxem hoặc Pentaxim 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng trước 1 tuổi và có thể bắt đầu chích từ khi bé 6 tuần tuổi. Mũi chích thứ 4 nên chích sau khi bé được 1 tuổi, vào khoảng 13 tháng, trễ nhất là 24 tháng.

5. Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn có được không?

Năm 2005, chương trình Tiêm Chủng Quốc Gia Mỹ, thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố nghiên cứu về việc khi cho trẻ em tiêm lẫn lộn giữa 2 loại vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà toàn bào (tương tự như Quinvaxem), và với vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà vô bào (tương tự như Pentaxim). 

Họ đã đưa ra kết luận rằng việc tiêm lẫn lộn thuốc như thế không có gì nguy hại và đều giúp bé chống lại được bệnh ho gà tốt hơn là khi không tiêm chủng. Hơn nữa, trường hợp các bé tiêm 3 mũi toàn bào và chỉ 1 mũi vô bào thì có hiệu quả tốt hơn các trường hợp tiêm lẫn lộn còn lại. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh - MClub

Theo Zing

Sau Biển Đông, Trung Quốc âm mưu ‘vươn vòi’ đến Hoàng Hải
推荐内容