Ông Nguyễn Hồng Dân,ềudoanhnghiệpdựkiếnthưởngTếttừđếnthánglươtỉ số trực tiếp hôm nay Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, mặt bằng chung tiền lương năm 2022 của người lao động ở Thủ đô tăng 6-7% so với năm 2021 do Chính phủ vừa có nghị định tăng lương tối thiểu vùng. Những tháng đầu năm 2022, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc.
Tuy nhiên, những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp khó khăn, không có đơn hàng, phải giảm giờ làm, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
Kết quả sản xuất kinh doanh cả năm giảm nên dự báo thưởng Tết Nguyên đán của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP cũng giảm theo.
Ông Dân cho hay, đây mới chỉ là dự báo, con số chính xác về mức thưởng Tết thì phải chờ số liệu tổng hợp từ các quận, huyện, địa phương báo cáo.
Đại diện Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Dương thông tin, hiện tại đơn vị chưa có báo cáo về tình hình lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp trên địa bàn. Dự báo, việc thưởng Tết của các doanh nghiệp dệt may, da giày khó khăn hơn mọi năm.
Bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho hay, năm nay, những ngành gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng dự báo sẽ giảm tiền lương và tiền thưởng Tết.
Bà Hà nhận định, mức thưởng Tết năm nay có thể giảm từ 15-20%. Số người nhận thưởng ở mức trăm triệu không có nhiều. Đa phần các công ty thưởng Tết từ 1-2 tháng lương.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, những tháng cuối năm, doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng để thưởng Tết, chia sẻ với người lao động. Thậm chí, có tập đoàn giày da của Đài Loan thưởng Tết cao hơn năm trước để hỗ trợ và giữ chân người lao động lúc khó khăn.
Ông Huân chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn, thiếu việc làm, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng thực hiện giảm thời gian làm việc trong ngày, trong tuần; giữ quan hệ tốt với người lao động để khi các đơn hàng quay lại họ không mất chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo. Đây là cách làm phù hợp trong bối cảnh thiếu việc làm hiện nay.