【nhận định kèo as roma】Đề xuất cơ quan thuế được quyền điều tra để chống thất thu lĩnh vực thương mại điện tử

时间:2025-01-11 17:41:36 来源:Empire777
Siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh nền tảng số Một cá nhân nộp ngân sách 11 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử Chủ động phối hợp quản lý thuế thương mại điện tử

Thu thuế thương mại điện tử có xu hướng tăng

Trước xu hướng bùng nổ của kinh doanh thương mại điện tử,Đềxuấtcơquanthuếđượcquyềnđiềutrađểchốngthấtthulĩnhvựcthươngmạiđiệntửnhận định kèo as roma thời gian qua Tổng cục Thuế đã rất quan tâm, triển khai nhiều giải pháp để quản lý thuế đối với hoạt động này. Từ việc xây dựng chính sách, đến đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, chỉ đạo cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành để chống thất thu.

Tổng cục Thuế cũng đã thực hiện quản lý theo rủi ro và áp dụng biện pháp thanh tra kiểm tra đối với hoạt động thương mại điện tử nếu người nộp thuế có hành vi cố tình không kê khai, nộp thuế theo quy định hoặc hành vi gian lận, trốn thuế.

Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, ngành Thuế đã chú trọng công tác phối hợp với các ban ngành, địa phương để phát hiện, yêu cầu người nộp thuế là cá nhân kê khai, nộp thuế theo pháp luật.

Theo đó, đối với nhóm cá nhân có thu nhập cao từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới tại các trang mạng xã hội nước ngoài như Google, Facebook, Youtube, Apple (tiếp thị, quảng cáo trực tuyến; cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; bán hàng online...) đã kê khai, nộp thuế với số thu tính đến tháng 10/2021 là 498 tỷ đồng.

Siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh nền tảng số
Việc mua bán hàng hóa qua mạng hiện trở nên khá phổ biến hiện nay. Ảnh: NM.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, số thu từ hoạt động này tập trung chủ yếu ở các cục thuế lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Một số tỉnh cũng đã triển khai và bước đầu đạt được kết quả như: Bình Định, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hưng Yên, Hà Nam.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, hiện nay có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Số thuế thu được thông qua các tổ chức, cá nhân Việt Nam khấu trừ, nộp thay khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.

Số thuế phải nộp từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam (Google, Youtube, Facebook...) từ năm 2018 đến hết tháng 10/2021 mà các đơn vị đã khai, nộp thuế thay là trên 4.263 tỷ đồng. Trong đó một số tập đoàn lớn như Facebook là 1.641,75 tỷ đồng; Google là 1.573,24 tỷ đồng; Microsoft là 560,67 tỷ đồng.

Nếu như năm 2020 số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 1.143,8 tỷ đồng, thì 10 tháng đầu năm 2021 đạt 1.181,51 tỷ đồng, bằng 103,3% năm 2020.

Đề xuất cơ quan thuế được quyền điều tra từ năm 2025

Để có giải pháp căn cơ quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Tổng cục Thuế đã xây dựng đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”, đã được Bộ Tài chính phê duyệt và ban hành quyết định triển khai thực hiện.

Theo đó, đối với lộ trình ngắn hạn từ nay đến hết 2023, ngành Thuế sẽ tập trung các giải pháp tăng cường công tác quản lý thông qua việc tăng cường một số giải pháp quan trọng như: công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin…

Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành để chống thất thu

Trên cơ sở lộ trình ngắn hạn và dài hạn tại kế hoạch tổng thể, ngoài chính sách pháp luật về thuế hiện hành, còn có các chính sách pháp luật chuyên ngành có liên quan thuộc phạm vi của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử. Do đó, ngoài sự chủ động, nỗ lực của cơ quan thuế, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, đơn vị có liên quan như: Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với hoạt động thương mại điện tử, trong đó tập trung đối với nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam (Google, Netflix, Amazone, Tinder, Spotify, Apple).

Phân tích theo rủi ro để thanh tra chuyên sâu đối với người nộp thuế lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện giám sát rủi ro, kiểm tra theo chuyên đề nhưng người nộp thuế không tuân thủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.

Tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế để hỗ trợ nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin từ các sàn giao dịch thương mại điện tử và thông tin từ các cơ quan nhà nước có liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với thương mại điện tử…

Đối với lộ trình dài hạn đến hết 2025, ngành Thuế tăng cường một số giải pháp quan trọng như: đề xuất nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành liên quan để đáp ứng quản lý đối với thương mại điện tử nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng tại Việt Nam, phù hợp thông lệ quốc tế.

“Trong giai đoạn này, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng đề án bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế để triển khai thực hiện từ năm 2025 nhằm tăng cường, mở rộng chức năng cho ngành Thuế trong công tác nắm bắt thông tin phục vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế là tổ chức ở nước ngoài có giao dịch xuyên biên giới, cá nhân có thu nhập cao, các giao dịch không bằng tiền mặt qua ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian, thanh toán ngang hàng P2P, tiền ảo...” - bà Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ./.

推荐内容