搜索

【kêt.qua.bong.đa】Xuất khẩu xi măng về đích sớm: Mừng trước, lo sau

发表于 2025-01-25 19:02:17 来源:Empire777

xuat khau xi mang ve dich som mung truoc lo sau

Đến nay Việt Nam đã XK được 27,8 triệu tấn với tổng kim ngạch XK đạt 1,07 tỷ USD. Ảnh: ST.

Xi măng lọt "top" xuất khẩu “tỷ đô”

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng:

Theo quy hoạch ngành xi măng thì hiện tại Việt Nam đang có mức xi măng bình quân đầu người là 1 tấn xi măng/người/năm, đây là mức cao so với mức bình quân của thế giới khi thế giới đang ở mức chỉ 500-600kg/người/năm”.

Theo số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong 10 tháng năm 2018, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng và clinker đạt 85,23 triệu tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 100% kế hoạch năm 2018. Đặc biệt, thị trường XK ghi nhận con số ấn tượng khi 10 tháng năm 2018 Việt Nam đã XK tới hơn 26 triệu tấn, tăng 65% so với cùng kỳ 2017.

Theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 10, Việt Nam XK hơn 26 triệu tấn clinker và xi măng, theo đó, XK clinker và xi măng đã lọt top hàng hóa XK “tỷ đô” khi tổng kim ngạch XK đạt 1,01 tỷ USD. Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng cục Hải quan thì sản lượng XK tăng 73% so với cùng kỳ và tăng 90% về giá trị. Số liệu cập nhất mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, XK clinker và xi măng của Việt Nam tính riêng trong nửa đầu tháng 11/2018 đạt gần 1,6 triệu tấn với giá trị kim ngạch XK đạt 65,7 triệu USD. Tính từ đầu năm tới ngày 15/11/2018, Việt Nam đã XK được 27,8 triệu tấn với tổng kim ngạch XK đạt 1,07 tỷ USD. Như vậy, nếu so với mục tiêu XK xi măng của năm 2018 được đặt ra từ đầu năm là khoảng 18-19 triệu tấn thì đến thời điểm này Việt Nam vượt kế hoạch năm 2018 khoảng 9 triệu tấn.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới XK xi măng tăng cao là việc gần đây Trung Quốc tiến hành đóng cửa các nhà máy xi măng gây ô nhiễm. Điều này đã khiến nguồn cung xi măng của nước này bị thiếu hụt và từ nước XK thì nay Trung Quốc trở thành nước NK xi măng. Theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, giai đoạn trước đây, công suất sản xuất xi măng của Trung Quốc là hơn 3 tỷ tấn/năm, gấp hơn 30 lần công suất của Việt Nam. Hàng năm, Trung Quốc XK hơn 40 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đã đóng cửa các nhà máy có dây chuyền nhỏ, năng suất thấp, khấu hao cao, ô nhiễm môi trường với tổng công suất của các nhà máy này lên tới hàng trăm triệu tấn xi măng. Việc đóng cửa lập tức các nhà máy này khiến Trung Quốc thiếu hụt nguồn cung xi măng rất lớn.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, Trung Quốc đang là thị trường XK xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam. Tính đến hết tháng 10, Trung Quốc đã NK 7,6 triệu tấn clinker và xi măng của Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch đạt 276,8 triệu USD. Rõ ràng, với chính sách cắt giảm sản xuất xi măng, tới đây Trung Quốc vẫn sẽ phải đẩy mạnh NK sản phẩm này từ các nước, trong đó có Việt Nam. Cùng với Trung Quốc, Philipines và Bangladesh đã tạo thành nhóm quốc gia NK lớn nhất sản phẩm clinker và xi măng của Việt Nam. Theo đó, 10 tháng năm 2018 Philipines đã NK 5,5 triệu tấn clinker và xi măng với tổng kim ngạch gần 257 triệu USD. Trong khi đó, Bangladesh cũng NK gần 6 triệu tấn với 199,3 triệu USD. Ba quốc gia này chiếm khoảng ¾ sản lượng XK xi măng và clinker của Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, năm 2018 khả năng Việt Nam sẽ XK 31 triệu tấn xi măng, clinker. Năm 2017 Việt Nam XK được 20 triệu tấn, nếu năm nay XK 31 triệu tấn có nghĩa là sản lượng XK tăng khoảng 50% so với năm 2017. Còn nếu so với một số năm gần đây thì có thể lên tới vài trăm phần trăm. XK xi măng tăng một cách khủng khiếp cả về giá lẫn sản lượng.

Vừa mừng, vừa lo!

Không chỉ tăng về sản lượng XK mà giá XK xi măng và clinker cũng tăng. Giá clinker XK tăng khoảng hơn 10 USD/tấn, như vậy, cứ mỗi tấn clinker XK thì tăng được 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Quang Cung, cách đây 1 năm, giá XK clinker là 27-28 USD/tấn, năm nay là 40 USD, mức tăng theo ông là “kinh khủng”. Thậm chí, sản lượng clinker XK thiếu trầm trọng, không đủ để XK cho thị trường Trung Quốc. “Tôi thường xuyên nhận được lời nhờ mua clinker, chứng tỏ họ rất thiếu. Thiếu không phải chỉ vì họ thiếu xi măng, thiếu clinker mà vì giá clinker và xi măng của Trung Quốc quá cao. Đây là nghịch lý mà chúng ta chưa bao giờ nghe thấy, vì từ trước đến nay bao giờ chúng ta cũng chỉ nghe là hàng hóa của Trung Quốc rất rẻ. Nhưng lúc này, tại Trung Quốc xi măng đang được bán với giá 530 tệ/tấn, tương đương 1,7 triệu đồng/tấn, trong khi đó giá xi măng của Việt Nam hiện ở mức trên dưới 1 triệu đồng/tấn. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đang yêu cầu xem lại việc NK clinker và xi măng, nếu NK vì thiếu nguyên liệu thì được, còn NK vì chênh lệch giá thì Chính phủ không cho phép”, ông Cung thông tin.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường NK xi măng đã giúp cho ngành xi măng trong nước thoát khỏi khó khăn khi tiêu thụ trong nước giảm. Song thị trường Trung Quốc cũng ẩn chứa nhiều bất định, một sự điều chỉnh của thị trường này cũng có thể khiến ngành xi măng trong nước lãnh đủ.

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Quang Cung cho rằng: “Tiêu thụ của thị trường xi măng nói riêng cũng như các vật liệu xây dựng khác nói chung chịu sự tác động rất mạnh của Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể bỏ thị trường này, bởi muốn bán hàng thì phải đi chợ, và chợ lớn nhất thế giới chính là Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông Cung nhấn mạnh, một vấn đề đáng lưu ý là hiện nay Trung Quốc yêu cầu với nhà máy xi măng công suất 5.000 tấn/ngày chỉ được sử dụng 40 lao động, trong khi trước đây là 200-300 lao động (ở Việt Nam với công suất đó phải đến hàng nghìn lao động). “Như vậy, Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng, yêu cầu về tự động hóa rất cao và với tự động hóa cao như vậy thì giá xi măng của Trung Quốc có thể sụt xuống và nếu như vậy thì sản xuất, tiêu thụ xi măng của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn. Vì thế phải tỉnh táo, cập nhật sớm các thông tin để cảnh báo các nhà sản xuất xi măng trong nước”, ông Cung cảnh báo.

Lẽ thường XK tăng là điều đáng mừng, song với hàng hóa là xi măng thì bên cạnh niềm vui lại có khá nhiều lo ngại. Sở dĩ như vậy là vì đặc thù của mặt hàng này khi sản xuất tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng, XK nhiều xi măng, clinker đồng nghĩa với việc gia tăng xuất bán tài nguyên. Việt Nam là nước dồi dào về nguyên liệu cho sản xuất xi măng song tài nguyên có hạn, về lâu dài nếu khai thác, sử dụng không hợp lý sẽ ngày càng cạn kiệt, chưa kể gia tăng sản xuất của ngành xi măng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Trước đó, giữa năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét, đề xuất giải pháp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất xi măng, tăng năng suất lao động trong ngành, đồng thời hạn chế XK.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Văn Huynh, một chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng, sản xuất xi măng gây tiêu tốn nhiên liệu than, điện, gây ô nhiễm môi trường… vì thế, chúng ta cần xác định sản xuất xi măng để phục vụ phát triển trong nước thì được, nhưng đặt vấn đề tăng cường XK xi măng là điều không nên, trừ khi sản lượng xi măng trong nước dư thừa. Về lâu dài, cần xem xét lại quy hoạch ngành xi măng theo hướng phát triển ngành xi măng đến mức độ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, thừa một ít mới tính tới XK và việc sản xuất phải đảm bảo bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kêt.qua.bong.đa】Xuất khẩu xi măng về đích sớm: Mừng trước, lo sau,Empire777   sitemap

回顶部