Để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn phát triển sản xuất,ểnkhainhiềuchươngtrnhtndụket qua vo dich uc kinh doanh và tăng được lượng huy động vốn, ngay từ tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã triển khai chương trình tín dụng, đồng thời giảm lãi suất cho vay và đưa ra nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn. Khách hàng đang giao dịch tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hậu Giang. Ông Nguyễn Thanh Triều, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Hậu Giang, cho biết: Ngay từ đầu năm, Tổng Giám đốc NHCSXH đã ký quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2018 cho chi nhánh, với tổng nguồn vốn tăng trưởng năm 2018 của chi nhánh là 138 tỉ đồng. Cụ thể, chương trình cho vay hộ nghèo 40 tỉ đồng, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 60 tỉ đồng, chương trình cho vay hỗ trợ việc làm và duy trì, mở rộng việc làm từ nguồn vốn NHCSXH huy động 10 tỉ đồng, chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 15 tỉ đồng, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo 8 tỉ đồng, chương trình cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 là 5 tỉ đồng. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của UBND huyện, thị xã và thành phố để đối ứng cùng với nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH Trung ương thì ngay từ đầu năm nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đã chuyển sang để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, có 2 đơn vị là huyện Châu Thành A và thị xã Long Mỹ chuyển vốn với số tiền là 900 triệu đồng. Trên cơ sở quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2018, NHCSXH Chi nhánh Hậu Giang phấn đấu trong quý I giải ngân dứt điểm 4 chương trình là chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình cho vay hỗ trợ việc làm và duy trì, mở rộng việc làm từ nguồn vốn NHCSXH huy động, chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Còn 2 chương trình còn lại sẽ phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương triển khai, phấn đấu hoàn thành trong quý II và chậm nhất trong quý III năm 2018. Ông Lê Viết Quyền, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Hậu Giang, cho biết: Từ ngày 10-1, đối với cho vay nông nghiệp nông thôn thì Agribank giảm lãi suất từ 6,5% một năm xuống còn tối đa 6% mỗi năm và các lĩnh vực cho vay khác đều giảm lãi suất hết. Từ khi thực hiện giảm lãi suất thì lượng khách hàng vay vốn nhiều hơn. Tính đến cuối tháng 1-2018, dư nợ tăng so với đầu năm 117 tỉ đồng. Theo đó, tín dụng tiếp tục được mở rộng hợp lý và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển và tạo động lực kinh tế địa phương tăng trưởng. Ngoài ra, để thu hút lượng tiền gửi trong dân cư và doanh nghiệp, từ tháng 1, Agribank đã có chương trình tiết kiệm dự thưởng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập “May mắn nhân đôi” thời gian thực hiện từ ngày 16-1 đến 15-4 với tổng giá trị giải thưởng 12,2 tỉ đồng. Theo Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) Chi nhánh Hậu Giang, hiện nay trên toàn hệ thống Vietinbank đang áp dụng mức lãi suất chỉ từ 5% mỗi năm dành cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ với khoản vay có thời hạn tối đa một tháng. Mức lãi suất từ 6% một năm áp dụng cho các khách hàng mới với thời gian ưu đãi ngắn hạn tối đa 3 tháng. Lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5% một năm với thời gian ưu đãi lãi suất 12 tháng kể từ ngày giải ngân. Mức lãi suất này áp dụng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm của địa phương. Ông Hồ La Thành, Giám đốc NHNN Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang, cho biết: Hoạt động của các TCTD trên địa bàn không đơn thuần là kinh doanh tiền tệ mà còn hướng tới việc hỗ trợ thực thi các nhiệm vụ chung của ngành và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, với vai trò chỉ đạo, điều hành, định hướng cho hoạt động của ngành trên địa bàn, năm 2018 NHNN Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang tiếp tục chỉ đạo các TCTD chủ động giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, đẩy mạnh vốn cho lĩnh vực sản xuất, nhất là ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng trên địa bàn còn dành phần lớn nguồn vốn để cho vay thực hiện các chương trình thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay các đề án, mô hình theo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bài, ảnh: T.XOÀN |