【bảng xếp hạng giải nhật bản】Nông dân nghĩ cách làm giàu

Nhà nông năng động

Trước tình trạng nhiều loại cây trồng chủ lực bị mất mùa,ng dbảng xếp hạng giải nhật bản sâu bệnh phá hoại thì nấm bào ngư xám đang là lựa chọn của nhiều nông dân xã Bù Gia Mập vì chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công chăm sóc nhưng cho thu nhập ổn định. Năm 2017, ông Dương Văn Sấn ở thôn Đắk Côn được hỗ trợ vay 50 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Ông đầu tư làm nhà nấm và mua phôi. Trên diện tích 36m2, ông Sấn trồng 5.000 phôi nấm bào ngư xám, mỗi tháng cho thu nhập ổn định từ 5-6 triệu đồng.

Nhà trồng nấm bào ngư xám của ông Dương Văn Sấn ở thôn Đắk Côn, xã Bù Gia Mập

Ông Sấn cho biết: “Nấm bào ngư xám là thực phẩm sạch vì không dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nguồn nước tưới phải sạch, nếu bị ô nhiễm hoặc nhiễm phèn nấm sẽ lụi dần. Nấm dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ tiêu thụ với giá ổn định. Mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch trên 10kg nấm thành phẩm, nhập cho nhà hàng, quán ăn hoặc tiêu thụ tại các chợ, nông trường cao su với giá bán bình quân 40-45 ngàn đồng/kg”.

Ông Đinh Văn Trương ở cùng thôn Đắk Côn cũng làm nấm bào ngư cho biết: Nấm bào ngư xám cho thu hoạch liên tục 4 tháng. Từ lúc bắt đầu làm phôi đến lúc thu hoạch lần đầu khoảng nửa tháng, sau đó cứ 10 ngày thu một lần. Trời nắng, mỗi ngày tưới phun sương 4 lần, chỉ tưới xung quanh lớp vỏ bịch, không tưới trực tiếp vào bên trong vì có thể gây úng phôi nấm, dẫn đến nhiễm bệnh, mốc. Người trồng có thể điều chỉnh sự sinh trưởng của nấm theo ý muốn. Tuy nhiên, theo ông Trương, nông dân không nên thấy mặt hàng này đang được giá mà đổ xô trồng. Muốn nắm chắc phần thắng, phải tính được đầu ra thì mới đầu tư sản xuất.

“Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội, xã Bù Gia Mập đã thành lập tổ nghề nghiệp trồng nấm gồm 10 thành viên, mỗi hộ được vay 50 triệu đồng. Hiện mỗi hộ duy trì từ 4.000-5.000 ngàn phôi nấm, thu nhập ổn định 10 triệu đồng/tháng. Phế phẩm từ phôi nấm các hộ tận dụng trồng nấm rơm và làm phân bón cho cây trồng nên tiết kiệm chi phí mua phân hữu cơ. Các hộ trong tổ còn liên kết, hỗ trợ nhau tìm đầu ra, đây là cách làm đang mang lại hiệu quả cho những hộ ít đất” - ông Hà Văn Toản, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết.

Nông dân thi đua sản xuất

Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi là một trong những phong trào thi đua được nông dân xã Bù Gia Mập thực hiện hiệu quả trong những năm qua bằng nhiều hình thức, phù hợp đặc điểm kinh tế của xã và đã có 182 hộ đạt nông dân sản xuất giỏi các cấp. Trong đó, 5 hộ được UBND tỉnh tặng bằng khen, 17 hộ được UBND huyện khen, 160 hộ được công nhận có mô hình sản xuất điều giỏi. Hội viên còn chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ cây - con giống, tạo điều kiện vay vốn... để cùng vươn lên trong cuộc sống, nhất là với hội viên dân tộc thiểu số.

Tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm đang khiến nhiều nông dân trong xã loay hoay tìm cách chữa trị, thế nhưng 2 ha tiêu của gia đình anh Điểu Reo ở thôn Bù Nga vẫn xanh tốt và thu hoạch ổn định. Đó là do ít sử dụng phân hóa học mà chủ yếu dùng phân hữu cơ do gia đình tự ủ theo phương pháp: Phân bò trộn với trấu, mùn cưa, men vi sinh đem ủ yếm khí đúng thời gian quy định. Bí quyết của anh Điểu Reo là thỉnh thoảng tưới phân bò tươi ngâm với nước xung quanh gốc tiêu để giữ ẩm và tăng vi sinh cho đất. Theo anh, tự chế được phân bón, thuốc diệt sâu vừa giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt tiêu vừa giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất ổn định và tiết kiệm hơn một nửa chi phí chăm sóc. Đất tốt, anh Điểu Reo còn tận dụng diện tích trống trong vườn tiêu trồng rau bí, nuôi gà thả vườn cải thiện bữa ăn cho gia đình. Hiện cách làm kinh tế của gia đình anh Reo đang được nhiều hội viên trong xã đến học tập, tìm hiểu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình.

Ông Hà Văn Toản chia sẻ: Để nâng cao đời sống hội viên, hội đang khuyến khích nông dân phát triển mạnh kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã; chủ động hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật... Từ đó nâng cao chất lượng tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã. Cụ thể, từ số vốn 7 tỷ 624 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp 337 hộ vay; nhận tín chấp Ngân hàng Nông nghiệp cho 3 tổ/19 thành viên với số tiền 950 triệu đồng. Hội còn phối hợp các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp bán trả chậm cho nông dân 60 tấn phân bón; phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh và huyện tổ chức 13 lớp tập huấn cho 418 hội viên, 7 buổi hội thảo với 292 hội viên tham gia, thực hiện 3 mô hình điểm cho hội viên học tập, tổ chức 8 điểm trình diễn hỗ trợ hộ trồng điều...    

Ngân Hà

Cúp C2
上一篇:Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
下一篇:Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người