您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ban xep han y】Hy Lạp trước tương lai mịt mờ

Cúp C216772人已围观

简介Hy Lạp giằng xé trước quyết định đi hay ở Sau 5 tháng đàm phán không đem lại kết quả, mối quan hệ g ...

hy lap truoc tuong lai mit mo

Hy Lạp giằng xé trước quyết định đi hay ở

Sau 5 tháng đàm phán không đem lại kết quả,ạptrướctươnglaimịtmờban xep han y mối quan hệ giữa Hy Lạp và các chủ nợ thậm chí trở nên xấu hơn sau khi Thủ tướng Alexis Tsipras gây chấn động với tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý về các biện pháp cải cách nhằm đạt được gói cứu trợ. Kế hoạch của Athens chỉ được ông Tsipras thông báo ngay trước khi kế hoạch được chính thức đưa ra, không chỉ khiến bộ ba chủ nợ - gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), EC - mà ngay chính người dân Hy Lạp cũng hết sức bất ngờ. Giới chức châu Âu cho rằng quyết định của Thủ tướng Tsipras là thiếu lý trí và là một nước cờ hấp tấp, là hành động trực tiếp đóng sập cánh cửa dẫn tới các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn tình hình tài chính cho Hy Lạp. Trên các đường phố tại quốc gia này, từ sáng sớm tới hoàng hôn, những người dân đầy lo lắng đứng xếp hàng dài trước cửa các ngân hàng để chờ rút tiền trong bối cảnh đầy bất ổn. Hàng tỷ euro đã được rút khỏi các ngân hàng trong vài tuần qua.

Khoản nợ trị giá 1,6 tỷ euro (tương đương 1,8 tỷ USD) của Hy Lạp đáo hạn vào ngày 30-6, và đây cũng là thời điểm kết thúc chương trình cứu trợ hiện hành. Hiện vẫn chưa rõ sau thời khắc quyết định này, Hy Lạp sẽ xoay xở tài chính thế nào. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã rời Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Eurozone sau khi yêu cầu kéo dài chương trình cứu trợ thêm một tháng của ông bị từ chối. Vắng mặt ông Varoufakis, các Bộ trưởng 18 nước còn lại tiếp tục thảo luận tìm cách giảm thiểu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đối với đồng euro. Các Bộ trưởng tỏ ra rất thẳng thắn khi đề cập tới nguy cơ Hy Lạp rời bỏ Eurozone, viễn cảnh mà chỉ cách đây vài tuần vẫn là điều khó tưởng đối với nhiều người. Trong khi đó, 24 giờ sau khi tuyên bố gây chấn động của Thủ tướng Tsipras, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu phê chuẩn tổ chức trưng cầu vào ngày 5-7 tới với 179/300 nghị sĩ ủng hộ.

Không được các đối tác chấp nhận kéo dài chương trình cứu trợ và không thể đàm phán để nhận thêm tiền từ các chủ nợ, Hy Lạp đang đối mặt với nguy cơ không thể thanh toán nợ đúng hạn. Các ngân hàng tại quốc gia này đứng bên bờ vực phá sản. Hiện phần lớn mọi chuyện phụ thuộc vào việc liệu ECB có chấp nhận "cưu mang" các ngân hàng Hy Lạp sau khi chương trình cứu trợ kết thúc hay không. Tuy nhiên, ECB phải đối mặt với áp lực rất lớn từ những ý kiến phản đối việc sử dụng tiền đóng thuế của người dân Eurozone vào việc cứu trợ để giúp các ngân hàng này khỏi phá sản trong trường hợp các bên không đạt thỏa thuận. Nếu các ngân hàng Hy Lạp phá sản, Chính phủ Athens sẽ phải tự mình cáng đáng gánh nặng này. Thiếu tiền sẽ buộc Athens phải tự phát hành tiền tệ, và điều này sẽ dẫn tới hệ quả là Hy Lạp rời khỏi Eurozone. Giới chức cho biết các nhà lãnh đạo ECB sẽ nhóm họp để đánh giá tình hình.

Rời Eurozone sẽ đưa Hy Lạp tới một giai đoạn kinh tế mới cực kỳ khó khăn. Với một đồng nội tệ mới, có giá trị thấp hơn rất nhiều so với đồng euro, Chính phủ Hy Lạp sẽ phải đối diện với thực tế là không thể chi trả được hàng loạt khoản vay nước ngoài - chủ yếu là từ các nước Eurozone - và nhiều doanh nghiệp cũng như hộ gia đình sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Giới chuyên gia dự đoán: nếu điều này xảy ra, Hy Lạp sẽ chìm trong một cuộc suy thoái sâu sắc và kéo dài.

Những viễn cảnh mịt mờ cũng sẽ tác động không nhỏ tới toàn bộ châu Âu và các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng có những quan điểm rất khác nhau về các tác động này. Một số người cho rằng châu Âu đã chuẩn bị đầy đủ cho sự "ra đi" của Hy Lạp song một số khác lại không chắc về những hệ quả của nguy cơ này. Đồng euro đã sụt giá nhẹ trên thị trường quốc tế sau khi Hy Lạp kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý.

Tags:

相关文章