【nhận định bóng đá brazil hôm nay】Từ món quà đặc biệt tới dấu ấn ngoại giao
Lễ ký BTA tại Nhà Trắng |
Món quà đặc biệt từ Nhà Trắng
Hà Nội năm nay dường như không có mùa đông. Những ngày cuối năm,ừmónquàđặcbiệttớidấuấnngoạnhận định bóng đá brazil hôm nay cái nắng hanh hao vẫn trải vàng trên phố. Mặc dù nằm trên con phố dài tấp nập, ngôi nhà gỗ nâu của nhà đàm phán Nguyễn Đình Lương lại mang cảm giác yên tĩnh lạ thường. Người đàn ông một thời được mệnh danh là “tượng đài” trong nghề đàm phán đón chúng tôi bằng nụ cười rộng mở: “Tớ đang chuẩn bị đi Nghệ An có việc quan trọng, nhưng vì đã hứa sẽ dành riêng cho báo Công Thương buổi trò chuyện độc quyền nên chúng ta sẽ có 2 giờ nhé!”. Và trong 2 giờ đồng hồ ấy, những ký ức, từ buồn đến vui, từ đau đáu mong mỏi đến hạnh phúc vỡ òa cho chúng tôi cảm giác như đang xem một cuốn phim, qua từng hồi tưởng của ông.
15 năm trôi qua, vị trưởng đoàn đàm phán BTA đã bước vào độ tuổi “xưa nay hiếm”. Nhưng dường như, thời gian chỉ làm bạc màu mái tóc chứ không thể làm mờ đi ánh nhìn tinh anh trên đôi mắt biết cười. Câu chuyện được bắt đầu với thời khắc chiều ngày 13/7/2000. Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Trưởng đoàn đàm phán BTA Nguyễn Đình Lương được mời đến Nhà Trắng diện kiến Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ, ông Lương bỏ trong túi áo chiếc máy ảnh với hy vọng “chớp” được bức ảnh về buổi gặp lịch sử này. Tuy nhiên, tới đó, ông được yêu cầu không chụp ảnh, bởi việc chụp ảnh Tổng thống tại Nhà Trắng là việc của riêng phóng viên Nhà Trắng và chỉ của họ mà thôi.
Tổng thống Bill Clinton tiếp ông Nguyễn Đình Lương tại Nhà Trắng ngày 13/7/2000 |
Bức ảnh có ý nghĩa không chỉ bởi được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ tặng, mà còn bởi nó dường như gói gọn tất cả niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau và hạnh phúc, cũng là cái kết trọn vẹn và có hậu nhất cho hành trình 5 năm nỗ lực xóa nhòa đau thương, mở ra tương lai mới cho đất nước… |
Hơn 1 năm sau, tháng 11/2001, Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam, ông Lương có dịp gặp lại bạn bè từ Mỹ. Vừa gặp mặt, các bạn Mỹ bảo: “Ông Lương có quà đặc biệt”. Hồi hộp, ông hỏi đi hỏi lại: “quà gì? Ai cho?”. Nhưng các bạn Mỹ kiên trì bí mật.
Khoảng 11h hôm sau, trên bàn tiệc, bí mật về món quà được khai mở khi các bạn Mỹ trịnh trọng trao cho ông một khung ảnh đẹp mang sang từ Mỹ. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc nhà đàm phán Nguyễn Đình Lương được Tổng thống Bill Clinton tiếp chuyện và bắt tay tại Nhà Trắng. Giây phút tự nhiên, thân tình khi Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam bắt tay Tổng thống Mỹ đã được lưu lại với vẹn nguyên thần thái. Dáng đứng thẳng, nụ cười tươi tắn, hai người nhìn thẳng vào mắt nhau với một thái độ trân trọng. Các bạn Mỹ nhắc đi nhắc lại: Đây là món quà đặc biệt vì không phải ai vào Nhà Trắng cũng được chụp ảnh với Tổng thống và không phải ai chụp ảnh với Tổng thống cũng được tặng ảnh.
Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đôn hậu của nhà đàm phán sáng lên khi ông nâng bức ảnh, nhẹ lau đi những hạt bụi nhỏ vương trên mép khung rồi tự hào khoe: “Ảnh này do Nhà Trắng chụp tại phòng Roosevelt. Với tôi đây là món quà quý nhất đời, cũng là chuyện hiếm có trong cuộc đời một nhà đàm phán”.
Dấu ấn Bill Clinton
Ông Lương cho biết, ông rất quý trọng Tổng thống Bill Clinton. Ở cương vị Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Bill Clinton đã nhanh chóng gỡ bỏ những trở ngại pháp lý để mở ra một trang mới trong quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam.
Tiếp dòng câu chuyện, ông kể, ngày 30/6/2000, đoàn đàm phán Việt Nam “đổ bộ” xuống Washington D.C. Những vấn đề còn lại trong cuộc đàm phán cũng nhanh chóng kết thúc. Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam- Nguyễn Đình Lương và Trưởng đoàn đàm phán phía Mỹ-ông Rozepb Damont đã bàn bạc và thống nhất báo cáo lại để hai Bộ trưởng gặp nhau kết thúc đàm phán và ký Hiệp định vào ngày 11/7/2000.
Tuy nhiên, sau đó, ông Rozepb Damont báo lại, ngày giờ ký sẽ do Nhà Trắng quyết định và phụ thuộc vào chương trình làm việc của Tổng thống. Khi đó, Tổng thống Bill Clinton đang “đánh vật” với cuộc đàm phán giữa Israel và Palestin tại trại Davis (một cơ sở hải quân Hoa Kỳ) nên phải chờ đợi. Song, ngay khi biết những điều khoản cuối cùng của BTA đã được thông qua, Tổng thống Bill Clinton đã cho cuộc đàm phán tại Davis “giải lao” vài giờ, lên trực thăng về Nhà Trắng. Đúng 16 giờ ngày 13/7/2000, BTA chính thức được ký kết.
Ký thỏa thuận về nguyên tắc các điều khoản BTA ngày 25/7/1999 |
Kể đến đây, giọng nói của ông đột nhiên trầm lại: “Thỉnh thoảng, nhìn lại tấm ảnh, tôi có cảm giác đắng và lưỡi the the cay, đó là lúc tôi nhớ đến những “trận đòn”.
Có lần, trong một cuộc họp, ông đề nghị nên ký BTA ở thời Tổng thống Clinton. Vì Bill Clinton đã cố gắng gấp lại đau thương để tạo lập chương mới quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một “gáo nước lạnh” ngay lập tức đổ xuống ông khi có người quy kết “Lập trường giai cấp mơ hồ! Đã là trùm đế quốc thì làm gì có tốt với Việt Nam…”. Buồn và đau. Nhưng rồi ông hiểu, thời đó là vậy, hố ngăn cách giữa Mỹ và Việt Nam còn sâu, rất sâu…
“Với những người có trách nhiệm can dự vào cuộc hành trình mới này, phải vượt qua chính mình để đi tìm lợi ích cho dân tộc khi thời đại đã có những đổi thay lớn lao. Nếu cứ khư khư ôm giữ hận thù thì dân tộc không ngẩng đầu lên được” - ông Nguyễn Đình Lương chốt lại.
***Những mẩu chuyện buồn vui bên lề 5 năm đàm phán chỉ kết thúc khi ông đến giờ phải lên đường. Tạm biệt ông, trong tâm khảm chúng tôi vẫn vẹn nguyên hình ảnh một vị trưởng đoàn đàm phán phúc hậu, hiền hòa nhưng tinh anh, dứt khoát. Ông và những suy nghĩ trước thời đại của những người cùng thời với ông đã góp phần đặt “viên gạch” đầu tiên, giúp đất nước mở ra hàng loạt những khung khổ hội nhập hiện đại sau này như WTO, FTA, TPP… Mở ra tương lai cho không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, xã hội, đời sống cùng phát triển.
Xin mượn lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bên lề Hội nghị tổng kết ngành Công Thương năm 2015 để chốt lại bài viết: “Hội nhập thành công xóa nỗi đau tụt hậu!”.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/23e299563.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。