Video: Cận cảnh máy tái chế nhựa tại chỗ đầu tiên ở TP.HCM
Cửa hàng Annam Gourmet (41 Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM) vừa đưa vào sử dụng máy tái chế vỏ chai nhựa thương hiệu Botol.
Đây có thể xem là lần đầu tiên Việt Nam sử dụng máy tái chế nhựa tại chỗ. Loại máy này chuyên dùng để xử lý chai PET, là loại chai làm từ nhựa nguyên sinh, phổ biến ở các sản phẩm nước uống và nước ngọt.
Công nghệ máy tái chế của BOTOL được thiết kế và bảo hộ tại Singapore.
Về nguyên lý hoạt động, khi người dùng cho chai nhựa vào lỗ dẫn, máy sẽ tiến hành tách riêng thân chai, nắp chai và nhãn chai, sau đó nghiền thành các mảng rPET.
Ưu điểm của máy này là rút ngắn quá trình phân hủy và chuyển đổi chai nhựa còn 3 bước, so với 11 bước như phương pháp truyền thống.
Công nghệ của BOTOL còn giảm thiểu đáng kể việc vận chuyển, từ 10 xe xuống còn 1 xe với cùng một khối lượng chai nhựa. Đồng thời, BOTOL còn tạo ra được chất liệu đạt tiêu chuẩn FDA cũng như thúc đẩy hệ thống tuần hoàn.
Nếu thùng chứa các mảnh nhựa đã đầy, máy sẽ hiện cảnh báo. Nhiệm vụ của cửa hàng lúc đó là thu gom và đưa các mảnh nhựa đến chỗ tái chế.
Trong lần lắp đặt này, nhằm thu hút và khuyến khích mọi người đem đồ đi tái chế, Annam Gourmet còn triển khai các chương trình trò chơi cho những ai tái chế nhựa với phần thưởng là các phiếu đổi quà tại cửa hàng.
Sau khi trải nghiệm máy tái chế chai nhựa tại chỗ, bà Thạch Mai Hương (ngụ TP.HCM) cho biết, máy này sẽ hạn chế rác thải ra môi trường. Nếu lắp đặt ở nơi công cộng, trường học, bệnh viện…sẽ góp phần giữ gìn sạch sẽ môi trường, đồng thời tạo được trải nghiệm thú vị với học sinh.
猜你喜欢
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- Phát triển lúa gạo bền vững
- Tăng tốc trên từng công trình
- Nguy cơ bùng phát bệnh vàng lùn
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- Chỉ thị của Thủ tướng chấn chỉnh hoạt động thanh, kiểm tra doanh nghiệp
- Cả nước có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
- Nỗ lực xây dựng đô thị
- Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’