游客发表
发帖时间:2025-01-27 00:24:13
Bài 4: Tìm lời giải cho bài toán lúa gạo
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển cho thấy,ếtchuỗigitrịlagạoVấnđềcấpthiếlịch thi đấu đá banh để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững cho ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng thì việc làm cần thiết hiện nay là xây dựng và thúc đẩy các đầu mối liên kết.
Liên kết sản xuất giống lúa chất lượng sẽ có sản phẩm lúa gạo chất lượng đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu gạo cấp cao.
Quy hoạch lại ngành hàng lúa gạo
Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng, các tỉnh cần rà soát, quy hoạch lại các sản phẩm chủ lực, trong đó có lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, dựa trên lợi thế cạnh tranh, tránh dàn trải để tập trung đầu tư chiều sâu. Cần tăng cường liên kết vùng phát triển sản xuất và tiêu thụ, trong đó lựa chọn lợi thế cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của tỉnh. Từ thực tế cho thấy, vấn đề quan trọng là thay đổi tư duy và phương pháp đầu tư, chuyển từ đầu tư theo “đoạn” sang đầu tư theo “chuỗi” sản xuất. Với đầu tư theo chuỗi sẽ giúp tránh trường hợp tập trung đầu tư không cân đối trong chuỗi, có đoạn phình to nhưng có đoạn lại teo tóp gây ra tình trạng mất ổn định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, trước tiên các ngành liên quan cần xác định sản phẩm phải trải qua những công đoạn nào trong chuỗi sản xuất để quy hoạch và xây dựng chính sách thu hút đầu tư phù hợp.
Theo các nhà quản lý, cũng cần phải khắc phục tình trạng sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, công nghệ lạc hậu. Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến một cách đồng bộ tại các khâu giống, phát triển công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch để giảm thất thoát, nâng cao chất lượng lúa gạo và gia tăng giá trị gia tăng của sản phẩm… Cần tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường; tổ chức hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá các hàng hóa chủ lực của địa phương. Tăng cường liên kết vùng chuyên canh và tập trung sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất, liên kết thị trường - doanh nghiệp và liên kết vùng ĐBSCL.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho rằng: Trên cơ sở quy hoạch sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đã được phê duyệt, hàng năm ngành nông nghiệp phối hợp với địa phương rà soát, quy hoạch lại vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng chuyên canh hiện đại và đáp ứng yêu cầu xây dựng thương hiệu gạo. Xây dựng bố trí mùa vụ hợp lý cho từng vùng, đẩy mạnh mô hình chuyển đổi phù hợp đối với vùng bị ảnh hưởng do hạn hán và xâm nhập mặn. Sử dụng đất lúa một cách linh hoạt, giảm diện tích gieo trồng ở những nơi sản xuất lúa không có lợi thế.
Trong khi theo Viện lúa ĐBSCL, để xây dựng liên kết vùng sản xuất lúa bền vững bên cạnh công tác quy hoạch thì phải tổ chức liên kết trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ cho mối liên kết này. Trong thời gian vừa qua, do đặc thù canh tác nhỏ lẻ, phân tán, nguồn giống thiếu kiểm soát và định hướng, sản phẩm thiếu tính đồng đều, chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định. Nông sản xuất khẩu nói chung và lúa gạo nói riêng chủ yếu là hàng thô, mới sơ chế hoặc chưa qua chế biến dẫn tới giá trị gia tăng thấp. Nếu liên kết sản xuất hạt giống đảm bảo chất lượng sẽ xây dựng được một vùng sản xuất lúa hàng hóa bền vững, đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm và tạo tính đồng đều của sản phẩm. Bên cạnh phát huy các cụm nhà máy chế biến, chợ đầu mối, kho dự trữ bảo quản, các tỉnh trong vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị sản xuất chế biến, xuất khẩu gạo. Quan tâm liên kết trao đổi thông tin cho người sản xuất về giá cả, định hướng sản xuất và lựa chọn trong việc sản xuất và kinh doanh.
Liên kết thị trường tiêu thụ
Lúa gạo là ngành hàng quan trọng ở ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng, tuy nhiên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng “được mùa mất giá” gây thiệt hại cho người nông dân. Muốn liên kết vùng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững thì việc quan trọng là xây dựng mối liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa gạo cho người sản xuất. Theo tiến sĩ Đoàn Mạnh Tường, Viện lúa ĐBSCL, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT, việc thúc đẩy sản xuất ngành hàng lúa gạo trước hết phải phát triển cánh đồng lớn, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, chất lượng mặt hàng lúa gạo ổn định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với khối lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc sắp xếp tổ chức lại công tác thu mua, chế biến lúa gạo cần được củng cố. Mời gọi các doanh nghiệp có hệ thống thu mua bao tiêu lúa gạo hàng hóa cho người sản xuất với giá cả đảm bảo phân chia lợi ích hợp lý giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp. Xây dựng quy chế, quy định cho hệ thống thu mua tránh tình trạng tranh mua tranh bán, phá vỡ hợp đồng gây thiệt hại cho nông dân. Bên cạnh đó, cần phân cấp trong hệ thống thu mua nhằm có được một sản phẩm đồng nhất về chất lượng, chủng loại và quy cách đáp ứng người tiêu dùng.
Ông Lâm Thành Kiệt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nông sản Vinacam cho rằng, doanh nghiệp hiện là một trong 5 đơn vị xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Chỉ tính riêng giống lúa Nhật được công ty hợp tác trồng ở một số tỉnh ĐBSCL mỗi năm xuất khẩu được trên 150.000 tấn gạo và hiện mặt hàng này rất được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Công ty đang liên kết với một số tỉnh như An Giang, Hậu Giang để mở rộng diện tích trồng loại giống lúa Nhật để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Hiện tại, giá thu mua loại lúa này từ 6.800-7.000 đồng/kg, nếu nông dân làm đúng quy trình sẽ có nguồn lợi hấp dẫn. Một khi có sản phẩm đồng nhất thì việc liên kết với các đơn vị trong tiêu thụ cũng như xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn.
Sản xuất đóng một vai trò quan trọng nhưng thị trường tiêu thụ giải quyết sản phẩm đầu ra lại đóng vai trò quyết định. Chính vì thế các tỉnh hiện nay đang hướng đến xây dựng sản phẩm, thương hiệu “sản phẩm lúa gạo chất lượng cao” hay “sản phẩm lúa gạo hữu cơ”... Tăng cường liên kết thị trường nội, ngoại vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo thông qua các kênh đầu tư nước ngoài. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng trong những năm qua, nông nghiệp Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản lúa gạo như: tác động xấu của biến đổi khí hậu, dịch bệnh ngày càng diễn biến bất thường, an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều tồn tại, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh. Do đó, việc thúc đẩy liên kết, phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững là việc làm hết sức cần thiết. Nhất là đưa ra nhiều giải pháp về khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, các chiến lược thu mua, chế biến, xuất khẩu lúa gạo, sản xuất lúa gạo theo hướng sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm từng bước tiến tới sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng và giá trị lúa gạo. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa quyết định cho ngành sản xuất lúa gạo không riêng gì của tỉnh Hậu Giang, mà cả khu vực ĐBSCL.
Bài, ảnh: HOÀI THU
Bài 5: Tăng cường liên kết, phát triển ngành hàng lúa gạo
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接