当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ket qua vdqg colombia】Xuất khẩu của Việt Nam bị tác động gì từ quy định hàm lượng tái chế sản phẩm nhựa của Canada? 正文

【ket qua vdqg colombia】Xuất khẩu của Việt Nam bị tác động gì từ quy định hàm lượng tái chế sản phẩm nhựa của Canada?

2025-01-25 20:24:56 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:730次
Xuất khẩu sang Canada: Chú trọng sản phẩm chế biến sâu Xuất khẩu sang thị trường Canada: 3 mặt hàng bị gia tăng sức ép cạnh tranh

TS. Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại,ấtkhẩucủaViệtNambịtácđộnggìtừquyđịnhhàmlượngtáichếsảnphẩmnhựacủket qua vdqg colombia Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, đây là tài liệu thể hiện cách tiếp cận pháp lý của Chính phủ Canada về việc quản lý/theo dõi sản phẩm nhựa, quy định ghi nhãn và tái chế sản phẩm nhựa, dự kiến sẽ được công bố chính thức trên Công báo Canada vào cuối năm nay.

Bên cạnh đó, tài liệu khung này là nỗ lực của Canada để trở thành nước đầu tiên thực thi triệt để kế hoạch loại bỏ rác thải nhựa. Tuy nhiên, tài liệu khung này sẽ đặt ra nhiều trở ngại cho hàng nhập khẩu vào Canada nói chung và đặt ra nhiều thách thức pháp lý đối với quá trình thực thi sau này không chỉ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài mà cả cho các doanh nghiệp nội địa của Canada.

Xuất khẩu của Việt Nam bị tác động gì từ quy định hàm lượng tái chế sản phẩm nhựa của Canada?

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Canada, để triển khai việc kiểm soát rác thải nhựa, từ tháng 7/2022, Canada đã dự kiến lập Cơ quan theo dõi vấn đề nhựa ở cấp liên bang. Cơ quan này có chức năng kiểm soát việc tuân thủ các quy định về rác thải nhựa nhằm đạt mục tiêu không còn rác thải nhựa của Canada.

Theo đó lộ trình thực hiện và nội dung báo cáo đối với từng nhóm sản phẩm nhựa dự kiến như sau: Đối với nhóm sản phẩm bao bì là từ ngày 1/6/2025 (báo cáo về lượng nhựa đưa vào thị trường) và từ ngày 1/6/2026 đầy đủ các nội dung liên quan đến lượng nhựa thu hồi và phân loại; lượng nhựa tái sử dụng, lượng nhựa tái chế và lượng nhựa sử dụng để thu hồi năng lượng. Nhóm thiết bị điện tử cũng bắt đầu phải báo cáo từ 1/6/2025 (báo cáo về lượng nhựa đưa vào thị trường) và từ 1/6/2026 báo cáo lượng nhựa thu hồi và phân loại và từ 1/6/2027 các nội dung liên quan đến lượng nhựa tái sử dụng, lượng nhựa tái chế và lượng nhựa sử dụng để thu hồi năng lượng.

Với nhóm vật liệu xây dựng có sử dụng nhựa bắt đầu phải báo cáo từ 1/6/2026 về lượng nhựa đưa vào thị trường và từ 1/6/2028 các nội dung liên quan khác. Công nghiệp ô tô và phương tiện đi lại: xe máy, xe ô tô, xe tải, xe bus… Nhóm sản phẩm này bắt đầu phải báo cáo từ 1/6/2026 về lượng nhựa đưa vào thị trường và từ 1/6/2028 các nội dung liên quan còn lại.

Các sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, tủ đông, điều hoà, máy lọc nước, máy giặt, máy sấy… báo cáo từ ngày 1/6/2026 về lượng nhựa đưa vào thị trường và từ lượng nhựa thu hồi và phân loại và từ 1/6/2027 các nội dung liên quan còn lại. Các sản phẩm nhựa nông nghiệp như thùng hàng, túi đựng… bắt đầu phải báo cáo từ 1/6/2026 về cả 6 nội dung. Riêng các sản phẩm nhựa dệt may như quần áo, vải nội thất, vật liệu da giày… phải báo cáo từ 1/6/2026 về lượng nhựa đưa vào thị trường và từ 1/6/2028 các nội dung liên quan còn lại.

Ngay sau khi Canada công bố tài liệu khung nói trên, bà Trần Thu Quỳnh cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã có buổi làm việc với ông Warrington Ellacott, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà nhập khẩu và xuất khẩu Canada về các vấn đề mà các dự thảo này có thể đặt ra cho các nhà nhập khẩu Canada và các nhà sản xuất nước ngoài.

Ở góc độ hiệp hội, ông Warrington Ellacott cho rằng thời gian lấy ý kiến 30 ngày là quá ngắn đối với các văn bản có tác động lớn đến các doanh nghiệp như vậy (theo ông, quy định trong USMCA là 60 ngày). Ông cho biết, quan điểm của hiệp hội là cần có sự hài hoà hoá về quy định và tiêu chuẩn như vậy giữa các nước G7 và G20, đặc biệt là về vấn đề ghi nhãn và EPR (chính sách trách nhiệm người sản xuất mở rộng) đặc biệt đối với việc tiêu chuẩn hoá các vật liệu được sử dụng/không được sử dụng vì có một số vật liệu nhựa là thiết yếu trong công nghiệp ô tô và chưa có đầu vào thay thế.

Theo ông Warrington Ellacott, việc đặt ra các quy định này mà không cân nhắc khả năng thực thi cũng như làm rõ cách hiểu/vận dụng quy định sẽ có nguy cơ gây tắc nghẽn thêm nữa các cảng biển của Canada. Ông Warrington Ellacott cũng đánh giá rằng, Hoa Kỳ và một số quốc gia có thể sẽ có ý kiến với Canada về các nội dung quy định này.

Trao đổi với hiệp hội, Thương vụ cho rằng, Chương trình EPR có sự khác biệt rất lớn giữa các tỉnh bang và liên bang về việc định nghĩa thế nào là nhà sản xuất, đặc biệt với trường hợp hàng nhập khẩu, cụ thể là đơn vị nhập khẩu sản phẩm nhựa hoặc bao bì nhựa hay là nhà sở hữu thương hiệu; đâu là trách nhiệm giữa bên sở hữu thương hiệu, nhà phân phối, nhà bán lẻ… Việc thực thi EPR giữa các tỉnh bang thế nào khi có sự khác biệt về khái niệm giữa nhà sản xuất giữa tỉnh bang và liên bang (dự kiến là nếu có sự khác biệt thì luật tỉnh bang có giá trị áp dụng).

Theo đánh giá của Thương vụ, bà Trần Thu Quỳnh cho rằng, ở thời điểm hiện nay, các quy định trong dự thảo đang là những rào cản “phi thuế quan” bất lợi cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, nhất là các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam do khó có khả năng triển khai hoặc uỷ quyền triển khai thực hiện EPR. Về phía các nhà nhập khẩu và các nhà bán lẻ Canada, có nhiều khả năng vì ngại ràng buộc trách nhiệm, sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm sản xuất tại Canada hoặc các sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia do dễ thương lượng về EPR.

Ngoài việc đội chi phí với việc thiết kế lại bao bì để tuân thủ quy định ghi nhãn và hàm lượng tái chế, quy định của Canada còn làm nảy sinh nhiều chi phí khác liên quan đến việc kiểm định hàm lượng tái chế; chi phí theo dõi tính toán số liệu để lập báo cáo hoặc uỷ quyền báo cáo; chi phí thực thi EPR; chi phí xây dựng QR code…

Vì thế, Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần theo dõi kỹ các quy định không chỉ của Canada mà sắp tới của các nước công nghiệp phát triển liên quan vì chắc chắn việc kiểm soát rác thải nhựa và tiến tới không còn rác thải nhựa sẽ là xu hướng chung.

Đặc biệt, trong quy trình sản xuất hiện nay và quy trình thiết kế bao bì mới, các doanh nghiệp cần chú ý lưu trữ hồ sơ để đảm bảo cung cấp khi nhà nhập khẩu yêu cầu, cụ thể về: Trọng lượng nhựa bao bì (ngoài trọng lượng sản phẩm); Loại nhựa resin sử dụng; hàm lượng nhựa tái chế nếu có…

Ngoài ra, để có chiến lược xuất khẩu dài hạn (hầu hết các quy định bắt đầu có hiệu lực đầy đủ vào năm 2030, các doanh nghiệp cần chuẩn bị xây dựng chiến lược thiết kế bao bì và ghi nhãn phù hợp với các quy định mới (nhất là về quy định tái chế và hướng dẫn tái chế, mã QR code hướng dẫn phân loại rác thải và tái chế…), chiến lược sử dụng nhựa tái chế trong sản phẩm nhựa và xây dựng các cơ chế phối hợp uỷ quyền nộp báo cáo và thực thi EPR/uỷ quyền kiểm định giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam với một đối tác được uỷ quyền chung tại Canada để giảm chi phí…

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜