【7m live soccer】Petrolimex kiến nghị giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu
Thị trường thế giới diễn biến phức tạp,ếnnghịgiảiphápbìnhổnthịtrườngxăngdầ7m live soccer nguy cơ thiếu nguồn hàng cục bộ
Trong văn bản này, Petrolimex cho biết, giá thành phẩm các mặt hàng xăng dầu hiện nay diễn biến hết sức phức tạp. Giá có mức tăng/giảm bất thường với biên độ rất lớn và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố về địa chính trị, dự báo về suy thoái kinh tế toàn cầu, căng thẳng nguồn cung khí đốt khu vực EU....
Trong khi đó, các yếu tố cấu thành trong giá cơ sở như chi phí đưa xăng dầu về đến cảng (premium) và chi phí vận tải tạo nguồn trong nước chưa được tính đủ từ chu kỳ điều hành giá ngày 11/7/2022 đến nay, đã tạo ra khó khăn rất lớn về nguồn lực tài chính của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong việc chia sẻ thù lao/chiết khấu cho các thương nhân nhận quyền bán lẻ...
Petrolimex kiến nghị Liên Bộ Công thương - Tài chính giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu. Ảnh: TL |
Thực hiện quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, do thời điểm điều hành giá trùng vào dịp nghỉ lễ 2/9 nên thời gian điều hành giá phải lùi lại đến ngày làm việc đầu tiên tiếp theo cũng sẽ tạo áp lực lên cung- cầu thị trường. |
Theo Petrolimex, với sự cộng hưởng của các yếu tố nêu trên đã tác động rất lớn đến thị trường xăng dầu trong nước, thậm chí: đã xảy ra hiện tượng nhiều cửa hàng dừng bán hàng, dẫn tới nhu cầu dồn về Petrolimex và sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn tăng mạnh trên các kênh bán hàng, nhất là kênh bán lẻ trực tiếp.
Petrolimex dẫn chứng, thông thường bán lẻ trực tiếp của doanh nghiệp này khoảng 17.000 m3/ngày, tuy nhiên mấy ngày gần đây sản lượng tăng trên 21.000 m3/ngày và đỉnh điểm ngày 31/8 sản lượng bán lẻ trực tiếp là 27.000 m3, tăng 60% so với ngày bình thường. Bên cạnh đó, nhu cầu nguồn hàng của các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của Petrolimex cũng không ngừng tăng cao.
Theo đó, sản lượng tiêu thụ tăng đột biến đã tạo nên áp lực lớn trong công tác tạo nguồn do lượng hàng tồn kho sụt giảm rất nhanh, trong khi việc mua hàng của doanh nghiệp không thể bù đắp ngay lập tức sự thiếu hụt.
Vì vậy, Petrolimex lo ngại nguy cơ thiếu nguồn hàng cục bộ ở một số nơi hoặc một số thương nhân nhượng quyền có thể xảy ra nếu công tác kiểm soát tồn kho và công tác vận chuyển không được phối hợp chặt chẽ, đặc biệt đối với các địa bàn xa các kho xăng dầu đầu mối.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát để bình ổn thị trường xăng dầu
Theo Petrolimex, hoạt động kinh doanh xăng dầu của thương nhân đầu mối phát sinh lỗ lớn, do đó nguồn lực để chia sẻ cho các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, đại lý và/hoặc thương nhân phân phối không đảm bảo bù đắp được chi phí thực tế phát sinh, đặc biệt trong tháng 7 và tháng 8/2022 khi giá xăng dầu thế giới giảm sâu.
Vì vậy, trên thị trường đã xuất hiện tâm lý lo lắng của không ít các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và tổ chức kinh doanh có tính chất đối phó, cầm chừng để chờ thời điểm thuận lợi...
Cán bộ quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang giám sát và công bố đường dây nóng phản ánh về hoạt động xăng dầu. Ảnh: CTV |
Petrolimex đề xuất, để kịp thời điều chỉnh các yếu tố cấu thành trong giá cơ sở như premium và chi phí vận tải tạo nguồn trong nước chưa được điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu tại kỳ điều hành giá ngày 1/9/2022 ngay vào chu kỳ điều hành giá ngày 12/9/2022, để giảm bớt khó khăn cho các thương nhân đầu mối. |
Trước tình hình trên và đặc biệt trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội tăng cao, tiềm ẩn rủi ro nguồn hàng không kịp đáp ứng nhu cầu, có thể dẫn đến đứt nguồn cục bộ, Petrolimex khẩn thiết báo cáo Liên Bộ Công thương - Tài chính và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp một số kiến nghị để bình ổn thị trường xăng dầu.
Cụ thể, Petrolimex đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo tất cả các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối đều phải có trách nhiệm đảm bảo nguồn hàng để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu bán hàng của hệ thống phân phối của mình.
Ngoài ra, Petrolimex đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát ngay từ đầu nguồn thông qua việc kết nối dữ liệu từ các kho của các thương nhân đầu mối trong việc tiếp nhận hàng nhập khẩu, hoặc mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, Petrolimex đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Liên Bộ Công thương - Tài chính ghi nhận các yếu tố khách quan dẫn đến kết quả kinh doanh xăng dầu năm 2022 của Tập đoàn bị lỗ do tham gia bình ổn thị trưởng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ban quản lý điều hành và các chính sách liên quan đến người lao động.
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa Trước tình hình căng thẳng của thị trường, ngày 25/8, Bộ Công thương đã có công văn hỏa tốc gửi các doanh nghiệp và địa phương về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường nội địa. Tại 2 văn bản này, Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối, cho các khách hàng một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu cho thị trường; Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Bộ Công thương đề nghị Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới. Giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng ngừng bán hàng không có lý do chính đáng./. |
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Hàn Quốc cấp lại visa cho du khách Việt Nam từ 1/6
- ·Hải quan Hải Phòng hụt thu hơn 13 nghìn tỷ đồng
- ·Dầu thực vật làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thuộc đối tượng miễn thuế GTGT?
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Dự án mới trong khu công nghiệp được ưu đãi thuế?
- ·Đồng Yen Nhật thấp kỷ lục so với đồng USD
- ·Kinh nghiệm của Nhật Bản trong Cách mạng công nghiệp 4.0: Hướng đi cho Việt Nam
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Quảng Ninh: Hoạt động thương mại tại cửa khẩu Hoành Mô sôi động trở lại
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Giá vàng hôm nay 20/5: USD lao dốc, vàng bất ngờ tăng mạnh
- ·Mở cửa du lịch, nhiều hàng quán ở Đà Nẵng vẫn khóa cửa, bỏ hoang
- ·Infographics: Những điểm mới tạo thuận lợi cho người nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2020
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Ngành Thuế ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng
- ·Chơi chứng khoán để 'ăn xổi', nhiều nhà đầu tư F0 nhận 'trái đắng'
- ·Tiền điện tử bị cảnh báo là vô giá trị
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tăng 59% trong dịp Tết Tân Sửu