Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM,àNộicầnthêmvốnchothựchiệncácdựánđiệnhận định bóng đá italia nhiều năm qua ngành Công Thương Hà Nội đã ban hành chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ áp nông thôn đáp ứng các tiêu chí số 4, như: Xây dựng trạm biến áp (TBA), vận động nhân dân đóng góp phần đền bù, tham gia bảo vệ hành lang lưới điện… Kết quả, lưới điện trên địa bàn thành phố đã được cải tạo theo hướng hiện đại, 100% số xã đã cơ bản hoàn thành tiêu chí số 4 trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, do nhu cầu điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt ở khu vực nông thôn ngày một tăng cao, thành phố có nguy cơ thiếu điện. Số liệu khảo sát từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, tổng số lượng TBA cần đầu tư phục vụ nhu cầu xây dựng NTM giai đoạn 2018-2020 của thành phố là 676 TBA, tổng công suất 292.139kVA. Bên cạnh đó, địa bàn ngoại thành Hà Nội rộng, số đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực nông thôn lớn, hạ tầng điện nhiều nơi chưa đồng bộ. Do vậy, việc thực hiện dự án đầu tư lưới điện trung áp đồng bộ với lưới điện hạ áp dự án REII cho khu vực nông thôn là đòi hỏi cấp thiết. Các khu vực chuyển đổi tập trung, dồn điền đổi thửa và khu vực chuyên canh cũng cần được đầu tư để bảo đảm cấp điện an toàn đến nhân dân. Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, số lượng TBA cần đầu tư đòi hỏi vốn lớn, tuy nhiên nguồn lực vẫn chủ yếu từ Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội cân đối bằng nguồn vốn của ngành điện và ngân sách thành phố nên khá eo hẹp. Việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều do cơ chế về giá điện và chính sách cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam vay vốn ưu đãi để đầu tư hạ tầng điện tại khu vực nông thôn hẻo lánh, miền núi khó khăn còn thiếu. Do đó, công tác huy động vốn của ngành điện để cải tạo, nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở kỹ thuật điện nông thôn hết sức khó khăn. Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho biết: Một số dự án điện trọng điểm đang chậm so với tiến độ, nếu không được đẩy nhanh, đến năm 2020-2021 thành phố sẽ thiếu điện. Do vậy, thành phố mong muốn Bộ Công Thương quan tâm bố trí nguồn vốn để sớm xây dựng và hoàn thiện các dự án và mạng lưới cung cấp, bảo đảm đủ điện cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện có một số nhà máy phát điện từ xử lý rác thải. Đây là nguồn năng lượng tái tạo cần có sự ưu tiên nhất định, trong đó Nhà nước có thể thu mua điện với giá cao hơn giá điện từ các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng hoá thạch để khuyến khích phát triển nguồn điện này. Được biết, để tiếp tục nâng cấp lưới điện nông thôn, duy trì chất lượng tiêu chí số 4 trong xây dựng NTM tại các xã đã đạt được, Sở Công Thương thành phố tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020. Đôn đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội hoàn thành xây dựng kế hoạch, lộ trình và tổ chức đầu tư các TBA để bảo đảm nguồn cấp điện cho các xã NTM, các khu vực quy hoạch sản xuất chuyên canh tập trung, các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề. Hoàn thành việc thi công xây dựng lưới điện trung áp đồng bộ lưới điện hạ áp tại các xã tham gia dự án REII theo kế hoạch. Sở cũng sẽ củng cố lại năng lực các tổ chức kinh doanh điện theo tiêu chí mới, phù hợp với yêu cầu của thành phố nhằm huy động thêm nguồn lực tham gia đầu tư phát triển điện lực, giảm áp lực về vốn và nhân lực cho Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội. Thực hiện di dời các công trình điện đối với các tuyến đường giao thông nông thôn còn hệ thống cột điện, TBA gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. |