当前位置:首页 > World Cup

【kq vn hôm nay】Giữa xu thế “xa bờ”, VN

Đây là nhận định về xu hướng chỉ số VN-Index của ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và chiến lược thị trường,ữaxuthếxabờkq vn hôm nay Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

Giữa xu thế “xa bờ”, bao giờ thì VN-Index bứt phá khỏi vùng 1.500 điểm?
Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và chiến lược thị trường KBSV.

*PV: Thị trường chứng khoán Việt Nam dù có sức chịu đựng tốt nhưng vẫn chưa thoát được thế giằng co do những tác động tâm lý từ thông tin của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và xung đột Nga – Ukraine. Ông đánh giá thế nào về diễn biến thị trường trong giai đoạn này?

Ông Trần Đức Anh: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 2 tháng đầu năm có diễn biến đi ngang và giảm nhẹ với mức độ phân hoá cao do chịu tác động bởi nhiều yếu tố trái chiều.

Các yếu tố vĩ mô cơ bản trong nước nhìn chung vẫn đang ủng hộ cho xu hướng tăng của thị trường với việc nền kinh tế từng bước được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng dần khởi sắc thể hiện qua những con số tăng trưởng ở chỉ số sản xuất công nghiệp, quản trị mua hàng (PMI), tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu,… Tăng trưởng GDP trong năm nay dự báo sẽ phục hồi lên mức trên 6%, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, qua đó thúc đẩy mặt bằng giá cổ phiếu.

Đối với các yếu tố ngoại biên, các tác động có phần tiêu cực với 2 câu chuyện đang thu hút sự quan tâm của thị trường là động thái nâng lãi suất của FED cũng như xung đột địa chính trị Nga – Ukraine. Các tác động tính đến thời điểm hiện tại phần nhiều là về mặt tâm lý khi thị trường chứng khoán trong nước bị ảnh hưởng bởi diễn biến lao dốc của chứng khoán toàn cầu. Dài hạn hơn, nếu các yếu tố này chuyển biến xấu, các cân đối vĩ mô liên quan đến lạm phát, tỷ giá, lãi suất biến động mạnh sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và dòng tiền trên thị trường chứng khoán.

Giữa xu thế “xa bờ”, bao giờ thì VN-Index bứt phá khỏi vùng 1.500 điểm?
Thanh khoản kỳ vọng cải thiện trở lại khi các yếu tố căng thẳng ngoại biên dịu bớt.

*PV:Bên cạnh sự giằng co về điểm số, thị trường đang cho thấy dấu hiệu tăng về thanh khoản, khi trên HOSE đều xoanh quanh mức 30.000 tỷ đồng/phiên trong những phiên gần đây. Theo ông, diễn biến này có nói lên điều gì về dòng tiền trên thị trường? Trong ngắn hạn, liệu dòng tiền có mạnh lên khi các yếu tố tác động từ bên ngoài có thể dịu bớt đi?

Ông Trần Đức Anh:Thanh khoản giảm thường là tín hiệu tiêu cực, phản ánh dòng tiền đang bị rút ra do thị trường giảm đi sức hấp dẫn, tuy nhiên thanh khoản tăng chưa chắc đã là tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh thị trường đang điều chỉnh mạnh trong thời gian gần đây do chịu ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị Nga - Ukraine, diễn biến tăng của thanh khoản phản ánh áp lực bán có phần quyết liệt từ phía nhà đầu tư khi mà khẩu vị chịu đựng rủi ro đang giảm xuống mức thấp.

Về lý thuyết, thanh khoản thị trường thường sôi động khi thị trường phục hồi mạnh do hiệu ứng FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội). Trong thời gian tới nếu các tác động bên ngoài dịu bớt, thị trường phục hồi mạnh sau nhịp giảm sâu, biến động thanh khoản thị trường sẽ không nằm ngoài quy luật trên.

*PV:Mốc tâm lý 1.500 điểm xem chừng vẫn khá nặng để bứt phá. Theo ông, VN-Index có cơ hội để thoát “ách” tâm lý này ngay trong tháng 3 này? Vì sao?

Ông Trần Đức Anh: Xét về mặt định giá, mức P/E của VN-Index hiện tại quanh 16,8 lần, tương đương P/E dự phóng 2022 quanh 14 lần, là mức rất hấp dẫn xét đến các điều kiện thuận lợi của thị trường hiện tại từ cả phía vĩ mô và vi mô.

Vì vậy, tôi đánh giá việc chỉ số VN-Index bứt phá khỏi vùng điểm 1.500 một cách bền vững là điều khả năng cao và có thể sẽ xảy ra trong 2 - 4 tuần tới, với mốc thời gian chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến xung đột Nga – Ukraine trong bối cảnh các thông tin trong nước là tương đối trầm lắng trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I.

*PV: Trước biến động của xung đột Nga – Ukraine và sự biến động mạnh của thị trường năng lượng, một số cổ phiếu ngành như dầu khí, phân bón, thép,… cũng chịu sự tác động lớn. Dưới góc nhìn của ông, nhà đầu tư nên chọn hướng đầu tư nào để hiệu quả và an toàn trong bối cảnh này?

Ông Trần Đức Anh: Các cổ phiếu hàng hóa được hưởng lợi lớn từ đà tăng phi mã của giá các loại hàng hóa do gián đoạn nguồn cung từ xung đột Nga – Ukraine. Nếu mức giá hàng hoá này được neo cao như hiện tại trong 2 - 3 quý tới, hầu hết cổ phiếu các ngành dầu khí, phân bón, thép… còn triển vọng tăng tương đối lớn về mặt định giá để đầu tư ở thời điểm hiện tại, bất chấp giá cổ phiếu đã tăng mạnh, nhờ yếu tố tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dù vậy, đây là giả định không chắc chắn và trên thực tế tôi thiên về kịch bản giá hàng hoá sẽ dần hạ nhiệt trong thời gian tới khi Nga và Ukraine có thể tìm được tiếng nói chung trong các vòng đàm phán sắp tới. Cá nhân tôi lựa chọn đứng ngoài nhóm cổ phiếu này với nhận định ở mức giá hiện tại, rủi ro đầu tư đang lớn hơn cơ hội.

*PV: Trong ngắn hạn, thị trường dự báo sẽ được hỗ trợ bởi dòng thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2022 và kế hoạch kinh doanh 2022 của doanh nghiệp. Ông dự đoán thế nào về dòng tin này? Ngoài yếu tố đó, thì thông tin gì có thể hỗ trợ cho đà tăng của thị trường, thưa ông?

Ông Trần Đức Anh:Trong nhiều quý gần đây, thông tin về kết quả kinh doanh quý thường có tác động tích cực lên thị trường và quý I/2022 tới đây cũng sẽ không phải ngoại lệ với kỳ vọng tăng trưởng cao ở hầu hết các nhóm cổ phiếu nhờ hưởng lợi từ việc mở cửa lại nền kinh tế và diễn biến tăng ở giá cả các loại hàng hoá.

Tôi tập trung sự quan tâm đến các nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm nay như doanh nghiệp hàng tiêu dùng, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghệ thông tin, ngân hàng, …

Bên cạnh thông tin về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, các chỉ tiêu vĩ mô trong nước quý I, các động thái của FED và diễn biến xung đột Nga - Ukraine cũng cần được quan tâm.

*PV: Xin cảm ơn ông!

分享到: