当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【soi kèo jubilo iwata】Mặt bằng lãi suất đang hỗ trợ thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán kỳ vọng sẽ duy trì thanh khoản tích cực Thị trường chứng khoán đang bình ổn trở lại để chờ đợi xu hướng tiếp theo Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh Yêu cầu Thống đốc NHNN xử lý nghiêm ngân hàng không công khai mặt bằng lãi suất cho vay
Mặt bằng lãi suất đi ngang hay chỉ nhích tăng nhẹ ở vùng thấp tiếp tục là yếu tố hỗ trợ TTCK.	 Ảnh: ST
Mặt bằng lãi suất đi ngang hay chỉ nhích tăng nhẹ ở vùng thấp tiếp tục là yếu tố hỗ trợ TTCK. Ảnh: ST

Tháng 5/2024, ghi nhận niêm yết lãi suất của một số ngân hàng đã tăng khoảng 0,2-0,5% so với tháng 4/2024. Đơn cử, với kỳ hạn 6 tháng, một số ngân hàng như TPBank, GPBank, VietCapitalBank tăng 0,2%. Ở kỳ hạn 12 tháng, các ngân hàng như TPBank, Sacombank, VietcapitalBank, NCB tăng 0,2%; ngân hàng VIB, SeaBank, GPBank tăng 0,3%...

Nhận định về tác động của việc lãi suất tăng tới thị trường chứng khoán (TTCK), theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCSI), TTCK đã giảm khá trong tháng 4 dưới tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu tháng 5, TTCK đang hồi phục khá tốt do các yếu tố rủi ro đã giảm bớt.

Nhấn mạnh lãi suất tăng vừa phải có thể tác động tiêu cực ngắn hạn đối với các thị trường tài sản như chứng khoán, bất động sản… quá trình định giá lại do lãi suất tăng có thể xẩy ra, tạo điều chỉnh ngắn hạn với TTCK, tuy nhiên ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, việc ổn định được cân đối vĩ mô lại là điều kiện quan trọng để TTCK Việt Nam tăng trưởng trở lại trong trung và dài hạn.

Đại diện VNCSI cho rằng, mức độ điều chỉnh của thị trường có thể không lớn khi một phần tác động tiêu cực của việc lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động tăng đã phản ánh vào TTCK trong tháng 4. Chuyên gia này cũng cho rằng, khả năng tăng lãi suất điều hành cũng không lớn khi Ngân hàng Nhà nước vẫn phải cân đối các mục tiêu tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, ổn định vĩ mô nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán KBSV, thời gian qua, mặt bằng lãi suất đã về vùng đáy và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp, hỗ trợ xu hướng TTCK trong năm 2024. Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động đã xuống mức thấp kỷ lục, trong khi lãi suất cho vay cũng đã điều chỉnh tương đối từ mức đỉnh cuối 2022 là yếu tố hỗ trợ mạnh cho dòng tiền trên TTCK xuyên suốt nhiều quý trở lại đây.

Xét riêng 3 tháng đầu năm 2024, với việc tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, tiêu dùng nội địa còn yếu, áp lực tỷ giá chưa gây ảnh hưởng trực tiếp lên mặt bằng lãi suất thị trường. Mặt bằng lãi suất đã tiếp tục được giảm thêm giúp thanh khoản thị trường đã xuất hiện nhiều phiên giá trị giao dịch trên 1 tỷ USD. Dù vậy, chuyên gia chứng khoán KBSV không cho rằng lãi suất huy động còn dư địa để giảm thêm do mặt bằng chung đang ở mức thấp lịch sử, trong khi áp lực lạm phát, tỷ giá đang có tín hiệu cần thận trọng. Thêm vào đó, tín dụng được kỳ vọng sẽ dần phục hồi vào nửa sau năm 2024, tương ứng với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế. Trong kịch bản cơ sở, mặt bằng lãi suất sẽ đi ngang hay chỉ nhích tăng nhẹ ở vùng thấp tiếp tục là yếu tố hỗ trợ TTCK.

Theo nhận định, áp lực lạm phát và tỷ giá gia tăng trong 2 tháng trở lại đây là trở ngại chính cho đà giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại, bên cạnh yếu tố mặt bằng lãi suất vốn đã ở mức rất thấp trong lịch sử. Cụ thể, tính đến thời điểm 1/4, lãi suất huy động toàn hệ thống bình quân ở mức 4,6% với kỳ hạn 12 tháng, giảm 0,11% so với tháng trước. Dù mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước là duy trì mặt bằng lãi suất thấp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng các áp lực và dấu hiệu hiện tại khiến các chuyên gia KBSV cho rằng mặt bằng lãi suất nhiều khả năng đã tạo đáy, đồng thời dự báo lãi suất huy động 12 tháng bình quân có thể nhích nhẹ nhưng vẫn giao động trong khoảng 4,75% – 5,35%. Trong trung hạn, với định hướng xuyên suốt là duy trì mặt bằng lãi suất huy động và cho vay ở mức thấp cùng kỳ vọng chỉ số đồng USD hạ nhiệt khi tiến gần thời điểm FED hạ lãi suất, chuyên gia KBSV cho rằng áp lực tỷ giá cả năm 2024 nhìn chung sẽ chỉ căng thẳng cục bộ ở một vài thời điểm và không phải yếu tố khiến mặt bằng lãi suất bật tăng mạnh trở lại với kịch bản cơ sở giá dầu WTI không vượt xa ngưỡng 90 USD/thùng.

Nhận định về TTCK thời gian tới, ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, trong ngắn hạn, VN-Index có vùng hỗ trợ mạnh tại 1.180 - 1.200 điểm. Các đợt điều chỉnh ngắn hạn về các vùng hỗ trợ mạnh này có thể tạo ra các cơ hội mua mới cho các nhà đầu tư với kỳ vọng nền kinh tế hồi phục tích cực hơn, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khả quan, và kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất trong quý 3, 4/2024, đồng thời khả năng nâng hạng TTCK Việt Nam vẫn khả quan.

Trong khi đó, Chứng khoán KBSV nâng nhẹ dự báo chỉ số VN-Index đến thời điểm cuối năm 2024 lên 1.360 điểm so với mức 1.330 điểm đưa ra trong báo cáo chiến lược năm 2024 trước đó. Các động lực tăng trưởng chính của thị trường trong năm 2024 tiếp tục đến từ mặt bằng lãi suất dù có thể phục hồi nhẹ giai đoạn nửa cuối năm trước các áp lực có thể có của lạm phát, tỷ giá và nhu cầu tín dụng phục hồi, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức thấp; kinh tế trong nước phục hồi với mức tăng trưởng GDP trên 6%, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng từ mức nền thấp của năm 2023; cùng với đó, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ và hạ lãi suất giai đoạn giữa năm 2024…

分享到: