游客发表

【trang nha cai uy tin】Tìm chỗ đứng cho rau VietGAP

发帖时间:2025-01-27 00:23:49

Thay đổi tư duy sản xuất

Mùa này,ỗđứtrang nha cai uy tin về các THT trồng rau an toàn ở 2 xã Lộc Thái (Lộc Ninh) và Thanh Phú, chúng tôi như lạc giữa màu xanh non của các loại rau ăn lá. Những nông dân quanh năm cần mẫn bám vườn phấn khởi vì rau phù hợp chất đất sỏi đen, thoát nước nhanh nên không bị úng, lại thêm thời tiết ôn hòa nên phát triển rất nhanh.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, thành viên Tổ hợp tác trồng rau - quả an toàn xã Thanh Phú (Bình Long) chủ động lên mạng tìm mối thu mua các sản phẩm rau, quả ổn định, lâu dài

Vào Bình Phước 20 năm thì cũng bấy nhiêu thời gian, anh em ông Nguyễn Văn Duyệt ở ấp Phú Long, xã Thanh Phú gắn bó với trồng rau. Tuy có lúc phải đối mặt với những khó khăn do thời tiết, sâu bệnh, nhưng nhờ biết cách phòng tránh kịp thời nên gia đình ông chưa năm nào bị thất thu. “Ở đây, hộ nào nhiều đất trồng 5-7 sào rau, ít thì 1-2 sào, thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Trước đây, các hộ mạnh ai nấy trồng, không theo quy trình kỹ thuật, cũng chẳng hộ nào quan tâm đầu tư làm nhà lưới để ngăn côn trùng, mưa lớn. Từ năm 2017 đến nay, các hộ trồng rau liên kết thành lập THT rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, có nghĩa là các hộ thống nhất trồng rau theo những nguyên tắc, trình tự quy định, hạn chế tối đa phân bón, thuốc hóa học. Mỗi hộ còn được Nhà nước hỗ trợ 1.000m2nhà lưới, thường xuyên tham gia hội thảo tư vấn kỹ thuật chăm sóc rau an toàn, cách phân biệt các ký hiệu thuốc độc hại... nên ý thức người trồng được nâng lên rõ rệt” - ông Duyệt cho biết.

THT trồng rau an toàn xã Lộc Thái có 6 hộ với diện tích 3,5 ha. Tổ trưởng Nguyễn Văn Biên, người gắn bó với nghề trồng rau lâu năm cho biết: Từ nguồn Quỹ “Hỗ trợ nông dân”, mỗi hộ trồng rau được vay 40 triệu đồng phát triển diện tích, đầu tư nhà lưới. Ngoài trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau, hằng tháng, tổ họp để thông báo tình hình sản xuất, hướng trồng rau trong thời gian tới, rồi cùng bàn bạc, thảo luận tìm các giống rau thích hợp với thời tiết, mùa vụ. Chúng tôi còn luân phiên thay đổi giống theo từng gia đình, mùa vụ để tránh tình trạng cùng trồng một loại rau dẫn đến khó tiêu thụ.

Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, ông Đặng Hà Giang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Tỉnh đang có nhiều chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP vào nông nghiệp. Thời gian qua, sở đã chuyển giao, xây dựng và phát triển vùng rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích 23,1 ha với hơn 30 hộ thụ hưởng thuộc các THT, hợp tác xã và cơ sở sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hình thành được 5 vùng rau an toàn tại thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và huyện Phú Riềng. Đã có 20 loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ và rau gia vị được cấp giấy chứng nhận VietGAP”.

Rau sạch vẫn bí đầu ra

Mục tiêu của nông dân khi tham gia sản xuất theo chuẩn, được cấp chứng nhận VietGAP là để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản, nhưng hiện kênh tiêu thụ chính vẫn là qua thương lái và giá thì không cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường. Là một trong những hộ tiên phong trồng rau, dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP ở thị xã Bình Long, ông Nguyễn Hữu Thọ, thành viên THT trồng rau - quả an toàn xã Thanh Phú cho biết: “Tôi trồng rau VietGAP khi ở đây chưa ai biết đến khái niệm này. Tôi tự bỏ tiền đi học cách trồng rau sạch và hỗ trợ các hộ khác trong tổ cùng đi. Sau khi trồng, tôi tự lên mạng tìm mối tiêu thụ. Hiện các sản phẩm rau, quả tại vườn khi cắt bán đều được tôi đóng gói, in nhãn mác, hạn dùng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặc dù chi phí đội lên 2.000 đồng/kg nhưng bù lại tôi tìm được nguồn thu mua ổn định lâu dài”.

Mặc dù sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng hiện các tổ hợp tác trồng rau vẫn chỉ bán nông sản cho thương lái với giá không cao hơn mặt bằng chung thị trường

Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng đủ tiềm lực kinh tế để in bao bì, nhãn mác và tìm được đầu ra ổn định như gia đình ông Thọ, vì đa số các hộ diện tích trồng rau nhỏ, thủ tục và chi phí in nhãn mác khá tốn kém, trong khi giá thì không cao hơn bán ở chợ là mấy, khiến tâm lý người trồng rau chán nản. “Về lâu dài, nếu không được hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm sạch, người trồng rau có lẽ sẽ bỏ VietGAP” - ông Thọ trăn trở.

THT trồng rau - quả an toàn xã Thanh Phú hiện có 7 hộ chuyên trồng dưa lưới, húng cây, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, xà lách, mồng tơi, rau dền, cải cúc, diếp cá, rau ngót, húng quế trên diện tích 5 ha, sản lượng 354 tấn/năm. “Sản xuất rau an toàn là một chuyện nhưng quan trọng là bán cho ai, bán ở đâu, số lượng bao nhiêu? Sản phẩm làm ra chưa thể cạnh tranh được về giá so với các sản phẩm nơi khác nhập về thì dù có làm theo tiêu chuẩn VietGap, nếu không tìm được đầu ra ổn định cũng phải bán đổ bán tháo như rau chợ” - ông Thọ phân tích.

Mặc dù việc tiêu thụ rau an toàn đang gặp khó khăn nhưng ông Nguyễn Văn Biên, Tổ trưởng THT trồng rau an toàn xã Lộc Thái lại có quan điểm khác. Ông Biên cho rằng: “Trồng rau VietGAP tuy phải bỏ công chăm sóc nhiều, chi phí đầu tư lớn, trong khi giá bán ra đôi khi chỉ bằng giá rau ngoài chợ, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm trồng. Chỉ có thay đổi ý thức mới có thể lấy lại giá trị nông sản, dần tạo lòng tin cho người tiêu dùng”.

Từ thực tế các THT trồng rau, quả cho thấy một số loại nông sản được cấp các chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... trên địa bàn tỉnh đang gặp khó về đầu ra sản phẩm. Chỉ có đầu ra ổn định, giá hợp lý mới có thể khuyến khích nông dân duy trì và phát triển phương thức sản xuất. Vậy phải làm sao để người tiêu dùng nhận thức được sự khác nhau giữa sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có bao bì, nhãn mác với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường, từ đó làm thay đổi tư duy tiêu dùng đã, đang và sẽ là một bài toán khó cần sự chung tay giải đáp của “4 nhà” (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp).

Ngân Hà

    热门排行

    友情链接