【ket qua metz】Phòng, chống tả lợn châu Phi ở Lạng Sơn: Bài học ở tâm vùng dịch

Tình trạng lợn ốm,òngchốngtảlợnchâuPhiởLạngSơnBàihọcởtâmvùngdịket qua metz chết tại thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng đã rải rác xảy ra từ vài tuần nay nhưng nhiều chủ trang trại không ý thức được nguy cơ đàn vật nuôi bị lây nhiễn dịch tả lợn châu Phi.

phong chong ta lon chau phi o lang son bai hoc o tam vung dich

Cán bộ Thú y huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn tuyên truyền cho người dân vùng dịch.

Bà Luân Thị Yêm, thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Nhà tôi nuôi lợn nái và lợn thịt, xong rồi nó bị ốm hồng hồng da, 2 – 3 ngày không ăn là chết. Lúc bấy giờ không biết lợn ốm hay gì nên không báo. Sau khi lợn chết, mới đầu thì mang đi chôn, xong rồi tiếc quá lấy một cái đùi về ăn thử xem có ngon không. Về không ăn được, có mùi".

Còn chị Nguyễn Thị Hoa cũng cho biết, khi thấy lợn nhà hàng xóm chết, phải đem đi tiêu hủy thì mới phát hiện đàn lợn của gia đình mình cũng có dấu hiệu bỏ ăn.

phong chong ta lon chau phi o lang son bai hoc o tam vung dich

Phun tiêu độc khử trùng tại thôn Còn Ngòa, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

"Lợn nhà trên kia chết thì người ta mới đem đi xét nghiệm, lúc ấy mới biết dịch tả lợn. Trên huyện người ta mới về đem đi tiêu hủy. Nghe tin lợn nhà kia chết cách 2 ngày cơ, thế thì lợn nhà em cũng bỏ ăn luôn. Bây giờ nó bị bệnh tiêu hủy cả hai con luôn", chị Hoa nói.

Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, gây thiệt hại đối với người chăn nuôi một phần cũng do chính quyền chưa sát với cơ sở nên không nắm được thông tin lợn ốm, chết bất thường. Mặt khác, bản thân người chăn nuôi cũng chưa chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại dẫn đến bệnh dịch lây lan nhanh.

Ông Luân Văn Tần, Chủ tịch UBND xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng thừa nhận: "Trước đó khoảng chục ngày, một số hộ cũng lác đác có lợn chết. Tuy nhiên bà con chấp hành các quy định chưa tốt. Bà con tự ý mang đi chôn, không báo chính quyền thôn và cơ sở xã. Sau khi phát hiện ra thì dịch đã tràn lan nhanh".

phong chong ta lon chau phi o lang son bai hoc o tam vung dich

Vệ sinh môi trường chăn nuôi không đảm bảo cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.

Hậu quả của việc chính quyền không sát sao, người dân thiếu ý thức phòng chống dịch bệnh khiến gần 150 con lợn của 23 hộ chăn nuôi trong thôn đã nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy. Và thôn Còn Ngòa đã trở thành thôn “trắng đàn lợn” chỉ sau vài tuần phát hiện dịch bệnh.

Trong một nỗ lực muộn màng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng đã tổ chức phun tiêu độc, khử trùng tại tất cả các địa bàn lân cận, điều động cán bộ thú y thăm khám mọi trường hợp lợn ốm....

Tuy nhiên, ông Đinh Long Xuyên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn huyện Văn Lãng cho biết: công tác phòng chống dịch còn nhiều khó khăn do ý thức phòng trừ dịch bệnh của người chăn nuôi không cao.

"Trong thực tế tại ổ dịch vừa rồi, giáp với khu vực cửa khẩu Na Hình có nhiều hộ không quan tâm, người dân sáng họ đi tối mịt mới về, lợn thì họ thả rông không kiểm soát được nên việc tuyên truyền vận động rất là khó khăn", ông Xuyên cho hay.

Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi là yêu cầu cấp bách trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việc thôn Còn Ngòa “trắng đàn lợn” chỉ sau vài tuần phát hiện dịch là bài học kinh nghiệm không chỉ cho riêng chính quyền xã Thụy Hùng (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) mà còn đòi hỏi sự nỗ lực, sâu sát của các ngành, các cấp trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở những khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... không để “mất bò mới lo làm chuồng”./.