当前位置:首页 > Cúp C2

【keonhacai.】Xuất khẩu sản phẩm dệt may sang EAEU: Thuận lợi nhưng chớ chủ quan

Thủy sản hưởng lợi nhiều,ấtkhẩusảnphẩmdệtmaysangEAEUThuậnlợinhưngchớchủkeonhacai. gạo không cần “lo lắng”

Theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương), mặt hàng thuỷ sản và thuỷ sản chế biến, Hiệp định FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mở cửa có lộ trình với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xoá bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam vào EAEU), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.

Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu nhận định, thị trường EAEU từ trước đã nhập khẩu nhiều mặt hàng thuỷ sản của chúng ta. Tuy nhiên, trước khi có Hiệp định FTA Việt Nam-EAEU thì mức thuế của mặt hàng này vào khoảng 35% nay về bằng 0% thì đây là lợi thế giúp hàng thủy sản Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn với các nước khác.

Đối với mặt hàng gạo được nhận định là “nhạy cảm” vì giới hạn sang thị trường EAEU là 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng Hải cũng cho rằng, đây mới chỉ là bước đầu, EAEU và Việt Nam đã cam kết sau 3 năm sẽ xem xét lại con số này.

“Trên thực tế, gạo của Việt Nam không bán được ở thị trường này. Loại gạo người dân Nga dùng khác hẳn gạo của chúng ta, trước đây chúng ta đã bán rồi nhưng họ không chuộng gạo Việt Nam. Người dân Nga họ dùng gạo vào hai món chính là món “cơm trộn sữa”, món này dùng loại gạo rất cứng và loại “cơm trộn thịt” họ lại dùng gạo rất dẻo (như gạo nếp nương nhưng là gạo tẻ, nhập của Thái Lan, Ấn Độ và họ tự trồng”, ông Đặng Hoàng Hải cho biết.

Đánh giá chung về mặt hàng nông sản, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu nhận định, những nước thuộc EAEU đang có nhu cầu rất lớn về nông sản. Ngay cả những mặt hàng của họ mà Việt Nam đang đưa về mức thuế bằng 0% như thịt bò, sữa thì các nước EAEU cũng đánh giá trong vòng 5 năm tới cũng chưa có khả năng xuất khẩu. Vì thế, việc cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp là không đáng kể.

Dệt may không nên quá chủ quan

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, ngay sau khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.

Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng Hải cũng đưa ra khuyến cáo, mặc dù chúng ta đang rất thuận lợi về xuất xứ (theo nội dung Hiệp định, áp dụng quy tắc xuất xứ một công đoạn, tức là chỉ có 1 công đoạn cắt và may) nhưng cái khó là mặt hàng này phụ thuộc vào thói quen của người tiêu dùng.

“Không phải có thuận lợi về thuế, về giá là chiếm lĩnh được ngay thị trường. Tôi đánh giá dệt may là ngành đang rất tiềm năng với thị trường tiêu thụ lớn như EAEU và thị trường này không quá “khó tính”. Nhưng nếu nói tăng ngay 50% trong năm đầu tiên chỉ nhờ tác dụng về thuế thì hơi chủ quan, chúng ta phải tìm hiểu thị trường này thật kĩ càng mới hi vọng đạt con số như mong muốn”, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu nhận định.

Đối với mặt hàng da giày, 77% tổng số dòng thuế được cam kết cắt, giảm, trong đó 73% xoá bỏ hoàn toàn theo lộ trình tối đa 5 năm, tương đương hơn 99% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam vào thị trường này.

Ngành thép đừng “nhụt chí”

Bên cạnh thuận lợi của ngành dệt may và nông nghiệp, ngành thép được nhận định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, về tiềm năng sản xuất thép của Nga, hiện tổng lượng sản xuất của Nga đứng thứ 5 toàn cầu (đạt khoảng 70 triệu tấn/năm). Thép của Nga được đánh giá là có chi phí sản xuất thuộc loại thấp nhất toàn cầu.

Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng Hải lại cho rằng, thực chất bức tranh không phải như nhiều người suy nghĩ vì các dòng thuế nhạy cảm với chúng ta chủ yếu liên quan đến thép xây dựng mà mặt hàng này ta có thể cạnh tranh được.

“Bởi Nga sản xuất thép ở miền Trung Nga, khi vận chuyển sang Việt Nam thì chi phí vận chuyển rất lớn. Trong khi đó, thép xây dựng tính cạnh tranh không cao, có thể cạnh tranh được với thép chúng ta là khó. Doanh nghiệp Việt Nam không cần quá lo lắng”, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định.

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ châu Âu cũng cho biết, chúng ta vẫn để lộ trình thích hợp với sản phẩm thép xây dựng. Còn các dòng thép khác chúng ta vẫn đang phải nhập của các nước, nếu nhập được từ Nga sẽ đẩy lùi được thép kém chất lượng./.

Theo chinhphu.vn

分享到: