【j.league 1】Bất cập trong định giá Doanh Nghiệp: Nguy cơ thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước
Chênh lệch hàng nghìn tỷ đồng
Trong quá trình cổ phần hóa DNNN,ấtcậptrongđịnhgiáDoanhNghiệpNguycơthấtthoáthàngchụcnghìntỷđồngvốnNhànướj.league 1 việc xác định giá trị DN trước khi cổ phần là giai đoạn then chốt, làm tiền đề cho việc phê duyệt phương án cổ phần hóa về sau. Tuy nhiên, quá trình xác định giá trị DN cho thấy, còn có nhiều bất cập, kẽ hở dẫn tới nguồn lực Nhà nươc tại các DN này có thể sẽ bị giảm bớt nếu không có sự vào cuộc, phát hiện của cơ quan Kiểm toán.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN Chuyên ngành 6, trong năm 2016, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, KTNN được giao nhiệm vụ kiểm toán 8 DNNN. Trước đó, 8 DN này đã được các tổ chức tư vấn định gía xác định theo phương pháp tài sản. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị điều chỉnh tăng thêm vốn Nhà nước hơn 8.454 tỷ đồng. Trong số đó, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn là DN có số vốn Nhà nước được điều chỉnh tăng thêm lớn nhất là 4.586 tỷ đồng. Xếp thứ 2 sau Bình Sơn là Công ty mẹ Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) khi DN này bị đề nghị tăng thêm 2.029 tỷ đồng chủ yếu do định giá lại các khoản đầu tư tài chính tăng 1.331 tỷ đồng; xác định lại nợ phải thu liên quan đến tiền bán điện tăng 128 tỷ đồng và kê khai thiếu giá trị lợi thế kinh doanh là 525 tỷ đồng... Ngoài ra, Công ty mẹ - Tổng công ty Dầu Việt Nam bị chênh 512 tỷ đồng, Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam chênh 440 tỷ đồng, Công ty mẹ - Tổng công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ chênh 72 tỷ đồng…
Đại diện KTNN cũng thông tin thêm, trong số 8 DN trên có 2 đơn vị (Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist và Công ty TNHH MTV Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam) tuy đủ điều kiện áp dụng định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu nhưng tổ chức tư vấn định giá chỉ xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản. Do đó, khi KTNN xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu thì giá trị DN tăng so với phương pháp tài sản là 15.684 tỷ đồng. Tuy nhiên, KTNN không kiến nghị điều chỉnh giá trị DN mà chỉ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền lưu ý khi thẩm định và phê duyệt trước khi chính thức công bố giá trị DN cổ phần hóa.
Như vậy, sơ bộ chỉ mới ở 8 DN thì con số chênh lệch trong xác định giá trị DN đã lên tới hơn 20 nghìn tỷ đồng. Rõ ràng, đã có những bất cập, lỗ hổng trong công tác định giá giá trị DN. Theo đó, trong khâu kiểm kê, xử lý các vấn đề tài chính , còn tình trạng kiểm kê thiếu, không đủ tài sản hiện có hoặc phân loại tài sản để xử lý chưa đầy đủ. Tại một số đơn vị đã không xử lý các khoản tài chính đủ điều kiện ghi tăng vốn nhà nước như: doanh thu, thu nhập khác, nợ phải thu, nợ phải trả nhưng không phải trả... mà để lại hạch toán vào thu nhập sau thời điểm xác định giá trị DN, vì vậy làm giảm giá trị cổ phần hóa DN. Thực tế việc xác định sai giá trị DN đã làm chậm trễ quá trình cổ phần hóa DNNN.
Trong khâu định giá tài sản, KTNN đã chỉ ra nhiều hạn chế như việc định giá tài sản nhà cửa vật liệu kiến trúc, ở một số đơn vị không tuân thủ việc ưu tiên áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư xây dựng cơ bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm gần nhất. Một số trường hợp xác định các khoản đầu tư tài chính không đúng thời điểm theo quy định về thời điểm xác định giá đóng cửa của cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, kê khai thiếu giá trị lợi thế kinh doanh, điều này đã làm giá trị tài sản khi xác định giá trị DN thường bị thấp hơn quy định. Bên cạnh đó, việc góp vốn bằng quyền thuê đất, lợi thế kinh doanh vào các công ty liên doanh, liên kết (đang thực hiện theo giá chuyển nhượng do hai bên thỏa thuận), mà không tổ chức chào giá thị trường, không đấu thầu, đấu giá để xác định giá theo nguyên tắc thị trường, dẫn đến việc xác định giá trị DN không sát thực tế, dễ dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước…
Loại bỏ tổ chức tư vấn yếu kém
Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, hiện nay việc xác định giá trị DN ở nước ta mới chỉ hướng dẫn 2 phương pháp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu, trong đó, phương pháp tài sản đang được sử dụng phổ biến. Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp này cũng bộc lộ không ít khiếm khuyết do đánh giá DN trong “trạng thái tĩnh”, ít chú ý đến việc nó còn có thể hoàn chỉnh, phát triển trong tương lai, nên nhiều trường hợp không phản ánh sát thực tế, bỏ qua giá trị vô hình không được hạch toán trên sổ sách dẫn đến giảm giá trị tài sản được đánh giá, làm “méo mó” giá trị DN, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của Nhà nước.
Liên quan đến xác định giá trị DN tại các DNNN, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, sở dĩ cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm, không hiệu quả một phần là do quyền tài sản không được xác lập rõ ràng. Theo TS. Trần Đình Thiên, mặt bằng, đất đai gắn với vị trí “đắc địa” luôn là thứ tài sản được đánh giá cao nhất trong tất cả các loại tài sản của DNNN được cổ phần hóa, nhưng trong quá trình cổ phần hóa, loại tài sản này không được mang ra định giá và bán theo nguyên tắc thị trường, do nó là “sở hữu toàn dân” và điều này dẫn tới cổ phần hóa DNNN dễ biến thành một quá trình trục lợi mà phần thiệt luôn luôn là người chủ sở hữu tài sản (Nhà nước). Cụ thể, trong nhiều trưởng hợp, việc xác định giá đất thấp hơn nhiều giá thị trường, ít công khai minh bạch giá, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, tạo cơ hội cho hoạt động đầu cơ, trục lợi. Các DNNN sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn với nhà đầu tư khác nhưng thỏa thuận giá trị quyền sử dụng đất thấp hơn giá thị trường…
Để nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa DNNN, theo TS. Trần Đình Thiên, cần áp dụng đầy đủ nguyên tắc thị trường trong quá trình bán tài sản Nhà nước, trước hết là đối với tài sản đất đai. Bên cạnh đó, cần phải cố gắng tăng giá trị của DNNN trước khi cổ phần hóa bằng cách giải quyết vấn đề nợ, tái cơ cấu để tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân trong cổ phần hóa, coi đây là yêu cầu bắt buộc.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sở dĩ có sự chênh lệch là do có tình trạng các công ty thẩm định giá hoặc do yếu kém về nghiệp vụ, hoặc do chạy theo lợi ích, bóp méo giá trị thẩm định. Để hạn chế tình trạng này, trong một loạt các đề xuất của mình, TS. Lưu Trường Kháng, Phó Kiểm toán trưởng, KTNN Chuyên ngành 5 đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí xếp hạng các tổ chức tư vấn để các chủ sở hữu các DN cổ phần hóa có thể dễ dàng lựa chọn các tổ chức có uy tín và đảm bảo chất lượng trong việc tư vấn định giá DN, kiên quyết loại bỏ các tổ chức tư vấn yếu kém đối với loại hình định giá DN, bổ sung quy định cho phép các tổ chức tư vấn định giá nước ngoài tham gia quá trình cổ phần hóa.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/418d297218.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。