【kết quả nigeria】Bài toán chi phí hiệu quả với các tổ chức xã hội
Tuy nhiên, chi phí kinh tế và hiệu quả hoạt động của các tổ chức này vẫn là một câu hỏi lớn, đòi hỏi phải có sự giải pháp để nâng cao tính minh bạch, nâng cao hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức xã hội.
Chi phí cho tổ chức xã hội chiếm 1 – 1,7% GDP
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), các tổ chức mang tính xã hội, gọi chung là tổ chức quần chúng công được Nhà nước bao cấp hoặc hỗ trợ bằng ngân sách và hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc quyền. Nhóm này bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) và 5 tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Ước tính của các chuyên gia VEPR cho rằng, chi phí kinh tế của xã hội cho hệ thống các tổ chức quần chúng công hàng năm dao động từ 45,6 nghìn tỷ đồng đến 68,1 nghìn tỷ đồng, trong đó chi NSNN ước vào khoảng 14 nghìn tỷ đồng và khoản chi này có xu hướng tăng nhanh. Tổng số tiền ngân sách hỗ trợ cho Trung ương Hội của các tổ chức quần chúng công trong giai đoạn 2006 - 2014 tăng từ 781,3 tỷ đồng (năm 2006) lên 1.899,7 tỷ đồng (dự toán năm 2014). Đây là khoản tiền tương đương với mức dự toán chi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1.873 tỷ đồng), Bộ Khoa học Công nghệ (1.768 tỷ đồng), và Bộ Công thương (1.916 tỷ đồng). Theo quy định, ngân sách hỗ trợ các tổ chức quần chúng công được lấy từ hai nguồn: Ngân sách trung ương, dành cho Trung ương hội và ngân sách địa phương, dành cho cơ quan địa phương. Toàn bộ chi phí xã hội cho nhóm các tổ chức này tương đương từ 1 - 1,7% GDP của cả nước.
Trong khi đó, các tổ chức này đang rơi vào một quá trình hành chính hóa khá mạnh, thể hiện ở bộ máy biên chế cồng kềnh, hệ thống tổ chức tương đối thiếu linh hoạt, chồng chéo trong hoạt động. Hơn nữa, quy mô kinh tế không ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm biên chế. Chi phí cho biên chế chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu chi của MTTQ, đoàn thể, và các hội đặc thù địa phương. Có nơi riêng khoản chi cho các biên chế đã chiếm đến hơn 90% ngân sách hoạt động.
Ngoài ra, các tổ chức quần chúng công được quyền thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, nhiều đơn vị tham gia hoạt động kinh tế. Tuy vậy, việc quản lý hệ thống các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan đến vấn đề tài chính.
Đề xuất không cấp ngân sách cho hội đặc thù theo biên chế
Dù được bao cấp từ ngân sách và nhiều hỗ trợ đặc biệt nhưng mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả không rõ ràng. Trong khi cấp quản lý nhà nước cho rằng công tác quản lý hội là khó khăn do không đánh giá được hiệu quả hoạt động của hội, thì cấp cơ sở của các hội, đoàn thể cho rằng hoạt động của họ không hiệu quả do thiếu thốn về mặt biên chế, kinh phí hoạt động.
Để giải quyết bài toán này, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động, giảm sự chồng chéo, cồng kềnh trong bộ máy, các chuyên gia của VEPR đã đề xuất nhiều giải pháp. Trong đó, nhấn mạnh quy định chặt chẽ hơn về quản lý tài chính của các tổ chức quần chúng công. Do các tổ chức này có cơ chế tiếp nhận ngân sách tương tự như các cơ quan hành chính, cần phải có cơ chế giám sát, chất vấn hoạt động tài chính của các tổ chức này và MTTQ là cơ quan nên đảm trách nhiệm vụ này. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất gộp các cơ quan các tổ chức quần chúng công cấp xã vào dưới sự quản lý của MTTQ, vừa để tiết kiệm chi phí hoạt động cho bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thực chất ở cấp cơ sở.
Về cơ chế tài chính, cần có cơ chế phân bổ NSNN cho các tổ chức này theo hướng giảm bớt tính hành chính hóa của hệ thống, giảm chế độ bao cấp và cơ chế xin - cho, tập trung nhiều hơn vào hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nên xem xét lại chính sách biên chế theo hướng tinh giản hệ thống tổ chức, tập trung vào những nhiệm vụ được giao thay vì biên chế, giúp tổ chức hoạt động một cách gọn gàng và linh động hơn. Đồng thời, bãi bỏ chính sách cấp ngân sách hoạt động cho hội đặc thù theo biên chế, chỉ cấp NSNN khi thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, nếu có.
Đối với các đơn vị kinh tế trực thuộc của các tổ chức quần chúng công, giải pháp được đưa ra là rà soát, đánh giá lại năng lực kinh tế tài chính của từng đơn vị. Bước tiếp theo là áp dụng chính sách xã hội hóa, từng bước xóa bỏ sự phụ thuộc về mặt ngân sách và danh nghĩa của những đơn vị đó với Nhà nước. Cùng với đó, xem xét tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc, tách các doanh nghiệp ra khỏi tổ chức mẹ và hoạt động một cách độc lập theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Những giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả, minh bạch của các tổ chức xã hội, đoàn thể, một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh NSNN khó khăn, kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển theo chiều hướng phức tạp.
H.Y
-
Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyểnTrình Quốc hội 3 dự án cao tốc hơn 84.000 tỷ đồng làm trong ba nămChủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Pháp Nicolas WarneryOECD: Kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% năm 2023 và 6,6% năm 2024Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng BìnhViệt Nam luôn coi Hoa Kỳ là 1 trong những đối tác quan trọng hàng đầuBổ sung một loạt hành vi được coi là bạo lực gia đình'Đài phát thanh' trong gia đình nửa đêm vẫn phát có phải là bạo lực tinh thầnLãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025Đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hội
下一篇:Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Chính phủ yêu cầu cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư, thiết bị y tế
- ·Tặng xe cấp cứu để chống dịch nhưng phải đóng thêm 600 triệu tiền thuế
- ·Đổi mới trong cải cách thi hành án dân sự
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Đề nghị truy tố nguyên giám đốc Agribank làm thất thoát 150 tỉ đồng
- ·Quốc hội giám sát để tránh tình trạng lương chưa tăng giá đã tăng
- ·Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với du học sinh tại Mỹ về tuyển dụng
- ·Còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam
- ·Quyền Chủ tịch nước thăm Căn cứ Trung ương cục miền Nam
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Mại dâm biến tướng khó lường
- ·Yêu sớm và kết cục đau lòng
- ·24 tháng tù giam cho đối tượng chiếm đoạt tài sản
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Đại tướng Phan Văn Giang tham dự Đối thoại Shangri
- ·Quảng Ninh: Bế mạc Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XIV: Thông qua 19 nghị quyết quan trọng
- ·Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tối đa nguồn lực để giảm phát thải
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Kỳ họp thứ 10 HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
- ·Chủ tịch nước: Sản phẩm khí tài công nghệ cao có sự tiến bộ vượt bậc
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Nhân sự Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Bờ Biển Ngà mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác nông nghiệp
- ·Kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
- ·Lạng Sơn: Triệt phá 2 đường dây đưa người xuất cảnh trái phép
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ làm việc ở Mỹ hơn 100 năm trước
- ·Quốc hội 'chốt' phim trên không gian mạng phải tiền kiểm và hậu kiểm
- ·Chủ tịch nước: Sản phẩm khí tài công nghệ cao có sự tiến bộ vượt bậc
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Cướp giật dây chuyền tại phường I