Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.
Chính phủ thống nhất đánh giá kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định,ínhphủyêucầucungứngđầyđủkịpthờithuốcvậttưthiếtbịytếti so bayen lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước và bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước; thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định.
Áp lực kiểm soát lạm phát gia tăng, nền kinh tế có độ mở lớn, chịu tác động, ảnh hưởng mạnh của những biến động từ bên ngoài.
Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương nghiêm túc, khẩn trương tập trung triển khai hiệu quả, thực chất, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp để giảm áp lực tăng giá xăng dầu trong nước, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, không để ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thực hiện tích cực, quyết liệt theo thẩm quyền các giải pháp, biện pháp đồng bộ, điều hành để bình ổn giá, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, cước phí vận tải, chi phí logistics...
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường theo dõi, bảo đảm cung cầu mặt hàng xăng dầu, bảo đảm năng lực sản xuất xăng dầu hiệu quả, đạt sản lượng cung cấp tối đa theo thiết kế của các nhà máy.
Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần tạo đồng thuận xã hội. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kịch bản điều hành giá xăng dầu trong nước, báo cáo Thủ tướng trong tháng 6.
Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống dịch, đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vắc xin bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; rà soát, nghiên cứu, kịp thời điều chỉnh phương châm, các quy định phòng, chống dịch phù hợp tình hình, điều kiện thực tiễn. Tăng cường quản lý giá thuốc, chống đầu cơ, tăng giá, tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị Covid-19 và phòng, chống các loại bệnh truyền nhiễm gia tăng vào mùa hè để chủ động kiểm soát kịp thời.
Bảo đảm và cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư, thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng.
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương ban hành kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng.
Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cử tri, ĐBQH và các nhà khoa học, nhà sử học; sớm hoàn thiện phương án đối với môn Lịch sử ở cấp THPT, bảo đảm việc học môn Lịch sử và kiến thức về lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc được tăng cường và luôn được chú trọng.
Thủ tướng nghiêm khắc phê bình và yêu cầu kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với 12 bộ, cơ quan trung ương, 16 địa phương đến ngày 31/5 chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022. 5 cơ quan trung ương đến nay chưa giải ngân (tỷ lệ giải ngân 0%).
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bị phê bình có báo cáo kiểm điểm gửi Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.
Thành Nam