Hiện nay,ôngminhbiếtđauđớnnhưngườkeo thom hom nay các nhà nghiên cứu từ Đại học Hannover, Đức đang phát triển các công nghệ mới có thể cho phép robot "trải nghiệm cảm giác đau đớn," đem hơi thở đến cuộc sống lạnh lùng, vô cảm của thế giới robot thông minh. Bằng cách tạo ra một hệ thống xúc giác nhân tạo mới, các nhà phát triển hy vọng sẽ mở ra một thế hệ robot tự động mới.
Trình bày tác phẩm tại Hội nghị quốc tế IEEE về robot và tự động hóa (ICRA) tại Stockholm, Thụy Điển, nhà nghiên cứu Johannes Kuehn và Sami Haddadin giải thích rằng đau đớn là một hệ thống bảo vệ chúng ta, cho phép chúng ta xác định và học hỏi từ những kích thích có hại. Tương tự như vậy, một chú robot cần biết phát hiện và phân loại trạng thái thể chất và các rối loạn không lường trước được, từ đó đánh giá mức độ thiệt hại tiềm tàng mà chúng có thể gây ra và bắt đầu có những biện pháp đối phó thích hợp.
Robot thông minh càng ngày càng phát triển để phù hợp với nhu cầu con người. Ảnh: Charles taylor/Shutterstock
Để đạt được mục đích này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình mô thần kinh robot lấy cảm hứng từ cấu túc da của con người. Về cơ bản, mô hình này chỉ bằng một đầu ngón tay có chứa một mạng lưới cảm biến điện phản ánh các dây thần kinh trong ngón tay của con người.
Do đó, các con robot sẽ phản ứng lại với các kích thích gây đau bên ngoài. Ví dụ, khi trải qua một cơn đau nhẹ, cánh tay robot sẽ phản ứng nhẹ và khi đau nhiều hơn, phản ứng sẽ rõ rệt hơn.
Robot đặc biệt được lập trình hoàn toàn bị động khi đối mặt với các cơn đau vì khi trải qua một cú đòn mạnh có thể dẫn đến tổn thương cơ học, vì vậy, các nhà sản xuất đã quyết định tắt tất cả các chuyển động khi robot gặp phải các điều kiện như vậy để tránh thiệt hại thêm.
Máy bay điện 2 chỗ ngồi: Bước đột phá mới của ngành hàng không?(VietQ.vn) - Một chiếc máy bay chạy bằng điện, với thiết kế hình quả trứng có 2 chỗ ngồi được nhóm sinh viên Đức chế tạo đã có thể cất cánh ngay tại vườn.