Bắt giữ xe chở 10 tấn phân bón hỗn hợp giả | |
Kim ngạch xuất khẩu phân bón tăng 175,ânbóngiảhoànhhàtruc tiep mu vs man city4% | |
Kinh doanh phân bón không có quyết định công nhận lưu hành bị phạt gần 50 triệu |
Tang vật 10 tấn phân bón giả do lực lượng chức năng An Giang bắt giữ. |
Phát hiện, Xử lý nhiều vụ vi phạm
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) An Giang cho biết, liên quan đến lĩnh vực phân bón, các hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chủ yếu là kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, không đảm bảo chất lượng… Trong 5 tháng năm 2022, qua triển khai thực hiện công tác thanh kiểm tra, Cục QLTT An Giang đã phát hiện gần 30 vụ vi phạm kinh doanh, buôn bán phân bón giả; kinh doanh không giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, không niêm yết giá hàng hóa, vi phạm nhãn hàng hóa....
Điển hình, mới đây, Đội QLTT số 5, Cục QLTT An Giang phối hợp với lực lượng liên ngành chống buôn lậu tỉnh phát hiện ô tô biển kiểm soát 67C-040.06 đang vận chuyển 200 bao (trọng lượng 50 kg/bao) phân bón hỗn hợp ở khu vực thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu. Tổng giá trị hàng hóa hơn 132 triệu đồng. Thời điểm kiểm tra, tài xế có xuất trình hoá đơn của Công ty TNHH MTV Thương mại P.N. Do nghi ngờ phân bón kém chất lượng nên lực lượng QLTT đã tạm giữ và lấy mẫu đi kiểm nghiệm chất lượng với số phân bón trên. Kết quả thử nghiệm đối với 200 bao phân bón cho thấy có 6 mẫu phân bón chất lượng không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng và hai mẫu phân bón giả. Tất cả số phân bón trên được sản xuất tại một công ty có địa chỉ tại cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn, xã Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An, tỉnh Long An, được phân phối bởi Công ty TNHH MTV Thương mại P.N. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra xử lý.
Tại Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, trong quý 1, qua kiểm tra 37 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã phát hiện, 5 cơ sở vi phạm kinh doanh sản phẩm phân bón (có nhãn ghi không đúng, ghi không đủ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa; hết hạn sử dụng) và sản xuất phân bón không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/giấy phép sản xuất phân bón; 3 cơ sở vi phạm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng. Qua lấy mẫu lực lượng chức năng phát hiện 25/75 mẫu phân bón vi phạm chất lượng (giả 12 mẫu, kém chất lượng 13 mẫu); 5/40 mẫu thuốc bảo vệ thực vật không đạt chất lượng…
Còn tại Tiền Giang, cuối tháng 5 vừa qua, các cơ quan chức năng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 130 triệu đồng đối với 2 cá nhân vi phạm buôn bán 8 tấn phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Hành vi vi phạm là buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 4, tại địa phương này, lực lượng QLTT cũng đã kiểm tra phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng.
Người tiêu dùng cần được bảo vệ
Mới đây, ngày 8/6, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đơn vị vừa áp dụng biện pháp giữ người trong tình trạng khẩn cấp đối với ông H.T.Đ (sinh năm 1975, thường trú thôn 3, xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chỗ ở hiện tại phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột). Theo thông tin ban đầu, cơ quan chức năng phát hiện ông Đ. đã sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất phân bón giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ, khối lượng hơn 100 tấn với tổng trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Hành vi có dấu hiệu phạm tội "Sản xuất, bán hàng giả là phân bón" quy định tại Điều 195 Bộ luật Hình sự. Cơ quan chức năng đã tạm giữ trên 100 tấn phân bón nghi giả và 30 tấn nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc xuất xứ để tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, mỗi năm người nông dân tiêu thụ khoảng 11-12 triệu tấn phân bón các loại. Trong khi đó, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng đang ngày càng diễn biến phức tạp, không những gây thất thu thuế cho Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền lợi hợp pháp và khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất chân chính, mà còn gây thiệt hại cho những người nông dân. Chỉ riêng ngành nông nghiệp, mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD do sử dụng phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Điều đáng nói là có đại lý phân phối phân bón đã tiếp tay cho phân bón giả, thuốc bảo vật thực vật kém chất lượng nhằm thu lợi bất chính.
Mặc dù, các lực lượng chức năng thời gian qua đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tuy nhiên, theo dự báo trong thời gian tới, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón vẫn diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, công tác giám sát thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ được tăng cường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Song song đó, thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ quy định về kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân nên tìm mua các sản phẩm vật tư nông nghiệp có nguồn gốc, hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Đặc biệt, không sử dụng hàng hóa trôi nổi để tránh mua phải hàng kém chất lượng.