发布时间:2025-01-11 11:08:53 来源:Empire777 作者:La liga
Tuy nhiên,ínhsáchthuếvềthươngmạiđiệntửCầntiếptụchoànthiệkèo ecuador chính sách vẫn còn khoảng trống với một số hình thức thương mại mới phát sinh trong TMĐT. Bước đầu tác động của “lỗ hổng” này chưa lớn nhưng trong tương lai nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra bất bình đẳng trong thu thuế và hạn chế quyền đánh thuế của Việt Nam trong một thị trường thương mại hội nhập toàn cầu.
Về đăng ký thuế
Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho DN nước ngoài. Tuy nhiên, việc đăng ký thuế khi DN nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp.
Về nguyên tắc, người mua không phải là người nộp thuế đối với thuế GTGT, Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhưng do người bán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc yêu cầu đăng ký còn bị hạn chế. Nên chăng cần có một quy định là trước khi cung cấp dịch vụ qua biên giới cho người tiêu dùng, DN nước ngoài cung cấp dịch vụ cần đăng ký thuế (điện tử) với cơ quan Thuế Việt Nam và trích tiền thuế khấu trừ khi người mua trả tiền mua dịch vụ theo chính sách thuế mà Việt Nam ban hành.
Các hoạt động mua bán hàng hoá truyền thống giữa những người tiêu dùng hiện nay không phải là đối tượng điều chỉnh của các loại thuế nên không phải đăng ký thuế. Tuy nhiên, trong tương lai việc cung cấp dịch vụ trong TMĐT qua hình thức C2C hoặc C2B phát triển, nếu không quản lý và điều chỉnh sẽ gây thiệt thòi cho những DN kinh doanh TMĐT và không tạo công bằng trong môi trường kinh doanh.
Về khai thuế
Về hoạt động thương mại của các DN được khai thuế GTGT theo tháng, trong nỗ lực nhất định để thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, Tổng cục Thuế đã dự kiến xác định ngưỡng để một số DN nhỏ và vừa thực hiện khai thuế theo quý.
Thuế TNDN của các DN thương mại được tạm khai theo quý và quyết toán theo năm. Riêng với các DN nước ngoài bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ qua biên giới cho DN Việt Nam thì bên Việt Nam mua hàng hoá, dịch vụ phải kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập (là lúc người mua thanh toán cho người bán).
Để thực hiện định hướng chiến lược cải cách quản lý thuế đến năm 2020, cơ quan Thuế đã triển khai việc khai thuế điện tử đến người nộp thuế. Tính đến tháng 3-2012, số người nộp thuế khai thuế điện tử là 93.000 trên tổng số 112.000 người đăng ký khai thuế điện tử. Với tiến độ mở rộng khai thuế điện tử nêu trên, việc đáp ứng khai thuế cho hoạt động TMĐT mang tính khả thi cao...
Về nộp thuế
Ngành Thuế đã triển khai việc nộp thuế qua ngân hàng một cách rộng rãi. Tổng cục Thuế đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN tại các điểm giao dịch của NHTM. Người nộp thuế giao dịch với ngân hàng trực tiếp tại quầy hoặc thông qua các dịch vụ điện tử như Internet, ATM hoặc eBanking. Hiện nay, Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước đã ký thoả thuận với 9 NHTM để người nộp thuế có thể nộp thuế thuận lợi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng trên phạm vi cả nước. Để tiếp cận với các dịch vụ này, DN chỉ việc đăng nhập vào website của cục thuế nơi DN đăng ký thuế.
Bên cạnh đó, để đáp ứng cho xu thế hội nhập, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐCP quy định về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, trong đó đáng chú ý có hình thức hóa đơn điện tử và việc ủy quyền lập hóa đơn tạo điều kiện cho việc mở rộng TMĐT.
Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Với các đặc trưng của TMĐT, để điều chỉnh và quản lý có hiệu quả cần chú ý đến các mối quan hệ sau: Khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải chú ý đến mối quan hệ với hoạt động thương mại truyền thống. Một hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ trong thương mại truyền thống chịu loại thuế nào thì hoạt động đó trong TMĐT cũng phải chịu cùng loại thuế với thuế suất tương tự để đảm bảo cạnh tranh công bằng, trừ một số hoạt động ưu đãi hoặc khuyến khích mà Nhà nước quy định trong từng thời kỳ;
Khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải lưu ý bình đẳng về nghĩa vụ giữa nhà cung cấp ở trong nước và nhà cung cấp ở ngoài nước, tránh ưu đãi trong nước để tạo nên phân biệt đối xử nhưng cũng không từ bỏ quyền đánh thuế với nhà cung cấp nước ngoài để dẫn đến bỏ sót nguồn thu và cạnh tranh không bình đẳng;
TMĐT có yếu tố nước ngoài phải được áp dụng thuế trên cơ sở các hiệp định song phương và các cam kết quốc tế về thuế mà Việt Nam tham gia; Việc thu thuế TMĐT phải được vận dụng đầy đủ theo luật thuế hiện hành và có bổ khuyết những phát sinh khi có các hoạt động kinh doanh mới do triển khai TMĐT tạo ra; Việc quản lý thuế TMĐT phải được đồng bộ hoá bằng phương tiện điện tử và phương thức quản lý hiện đại để tránh kìm hãm tốc độ phát triển TMĐT.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Thời gian tới, để tăng cường kiểm soát các giao dịch, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đang ngày càng phát triển, gia tăng cả về số lượng và phương thức hoạt động, cần tập trung triển khai một số nội dung sau: Bộ Tài chính ban hành bổ sung một số quy định về thuế còn chưa điều chỉnh để tránh thất thu, tiến đến xây dựng và ban hành một thông tư hướng dẫn đầy đủ về thuế đối với hoạt động TMĐT để DN dễ dàng tham chiếu;
Cơ quan Thuế cần phối hợp với các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước; phối hợp với các công ty viễn thông, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… để trao đổi, thu thập thông tin của các đơn vị có hoạt động TMĐT; thông tin về việc đăng ký website sàn TMĐT, đăng ký tên miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán qua ngân hàng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online… đảm bảo 100% người nộp thuế đều có điều kiện tiếp cận các phương tiện này, để bắt nhịp cùng với TMĐT, đồng thời giảm thời gian tuân thủ về thuế của các hoạt động kinh doanh truyền thống;
Tiến hành rà soát các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế;
Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về TMĐT và công nghệ thông tin, đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện tử để phục vụ thanh tra, làm giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh.
Nguyễn Xuân Sơn(Ban cải cách Tổng cục Thuế)
相关文章
随便看看