【bang xep hang bong tbn】AFMGM+3: Tăng cường khuôn khổ hợp tác tài chính giữa các nước ASEAN+3

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương (NHTW) các nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc,ăngcườngkhuônkhổhợptáctàichínhgiữacácnướbang xep hang bong tbn Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3). Đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tham dự hội nghị.

Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Phó Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN, Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng có mặt tại cuộc họp.

Triển vọng kinh tế vĩ mô khu vực

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế (Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, Cơ quan Nghiên cứu kinh tễ vĩ mô ASEAN+3 - AMRO) đã cùng nhau chia sẻ quan điểm về triển vọng kinh tế thế giới và khu vực cũng như những rủi ro và thách thức phải đối mặt trong thời gian tới.

AFMGM+3: Tăng cường khuôn khổ hợp tác tài chính giữa các nước ASEAN+3

Đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham dự hội nghị AFMGM+3 lần thứ 27. Ảnh: Đăng Khoa

IMF nhận định lạm phát toàn cầu đã giảm dần, tuy nhiên nợ công có xu hướng tăng lên và triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy giảm. Kinh tế châu Á vẫn là khu vực năng động nhất trên thế giới với tăng trưởng dự kiến 4,5% trong năm 2024 và 4,3% năm 2025 (cao hơn mức tăng trưởng chung toàn cầu dự kiến chỉ là 3,2% trong cả 2024 và 2025).

Cùng chung nhận định với IMF, AMRO cho rằng khu vực vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi, đặc biệt là các vấn đề cơ cấu (biến đổi khí hậu, già hóa), biến động trong chuỗi cung ứng toàn cầu, căng thẳng địa chính trị, sự phát triển nhanh của công nghệ.

Mặc dù vậy, kinh tế khu vực ASEAN+3 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, dự báo đạt 4,5% trong năm 2024 (cao hơn mức 4,3% của năm 2023). Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo đạt mức 5,3%, cao nhất trong ba nước +3, trong khi Việt Nam được dự báo có nằm trong nhóm các nước có tăng trưởng tốt của khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,5% năm 2025.

ADB nhấn mạnh khía cạnh tăng trưởng bền vững của khu vực, đề nghị ASEAN+3 cần tăng cường hơn nữa vai trò tích cực trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững thông qua các sáng kiến hợp tác.

Nhận định về các rủi ro ngắn hạn, IMF cho rằng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ có thể tiếp tục gia tăng sức ép lên tỷ giá trong thời gian tới, các ngân hàng trung ương cần tiếp tục thận trọng trong các chính sách tiền tệ và tỷ giá; sự suy giảm của thị trường bất động sản và biến động trong xuất khẩu của Trung Quốc có tác động tới khu vực. Điểm tích cực là tăng trưởng của Trung Quốc đang có xu hướng phục hồi.

IMF sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước khu vực và cung cấp các tư vấn giúp các nước can thiệp một cách hiệu quả nhằm kiểm soát tỷ giá trong bối cảnh sức ép tỷ giá tăng cao ở nhiều nước. ADB và AMRO cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước thành viên thông qua các sáng kiến hợp tác khu vực nhằm cải thiện năng lực xây dựng chính sách và giám sát vĩ mô, hướng tới tăng trưởng bền vững.

Các Bộ trưởng và Thống đốc chia sẻ nhận định với các tổ chức tài chính quốc tế về sự phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực, lạm phát được kiểm soát, mặc dù lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao ở một số nền kinh tế, các điều kiện tài chính được cải thiện, tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức ổn định và thị trường chứng khoán phục hồi.

AFMGM+3: Tăng cường khuôn khổ hợp tác tài chính giữa các nước ASEAN+3

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Khoa

Các Bộ trưởng và Thống đốc cũng nhận định trong ngắn hạn, lạm phát sẽ tiếp tục giữ ở mức vừa phải nhưng sẽ giảm dần, nhu cầu nội địa sẽ duy trì ở mức ổn định, xuất khẩu và du lịch trong khu vực tiếp tục phục hồi sẽ tạo thêm lực đẩy cho tăng trưởng; trong trung hạn, khu vực ASEAN+3 sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình thế giới và đóng góp khoảng 45% vào tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn 2024 - 2030.

Các nước thành viên cần tiếp tục cải thiện không gian chính sách và bền vững tài khóa nhằm hỗ trợ có mục tiêu cho nền kinh tế, trong khi duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ ở một số nước thành viên để đảm bảo kỳ vọng lạm phát được giữ vững trong bối cảnh rủi ro lạm phát tiếp tục gia tăng.

Cải cách cơ cấu và tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực nâng cao năng suất và khả năng phục hồi của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để khai thác tiềm năng tăng trưởng và đáp ứng những thách thức phía trước.

Tăng cường hợp tác tài chính ASEAN+3

Đề cập tới Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), các Bộ trưởng và Thống đốc ghi nhận các kết quả hợp tác, đặc biệt là việc cải thiện hiệu quả và sự bền vững của CMIM thông qua việc thành lập Công cụ tài chính nhanh (RFF) và khởi động thảo luận về điều chỉnh cơ chế đóng góp cho CMIM, cũng như tiếp tục hoàn thiện các vấn đề liên quan đến quy trình vận hành CMIM như vấn đề lãi suất tham chiếu, sử dụng đồng nội tệ, tiếp tục chạy thử CMIM nhằm đảm bảo cơ chế hỗ trợ vận hành hiệu quả trong các hoàn cảnh thực tế.

Đối với sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI), các Bộ trưởng và Thống đốc ghi nhận nỗ lực của các nhóm công tác trong việc thúc đẩy sự phát triển của các thị trường trái phiếu trong khu vực theo hướng xanh và bền vững, đặc biệt là việc cải tiến quy trình phát hành trái phiếu huy động bằng đồng nội tệ, phát triển hệ sinh thái tài chính bền vững, bao gồm việc thiết lập các khung pháp lý cần thiết, xác định cơ quan xác minh địa phương và công bố thông tin về tính bền vững.

Về sáng kiến Tài chính ứng phó rủi ro thiên tai (DRF), các Bộ trưởng và Thống đốc ghi nhận các kết quả triển khai sáng kiến DRF với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai Đông Nam Á (SEADRIF) và Ủy ban điều phối liên ngành về Dự án tài trợ và bảo hiểm rủi ro thiên tai ASEAN (ACSCC-ADRFI).

Các Bộ trưởng và Thống đốc cũng hoan nghênh việc thành lập Ban Thư ký Sáng kiến DRF và việc cập nhật Kế hoạch hành động của Sáng kiến là nền tảng tăng cường khả năng phục hồi của khu vực trước những tổn thất kinh tế và tài chính tiềm tàng khi xảy ra thảm họa trong tương lai.

Các Bộ trưởng và Thống đốc đánh giá cao nỗ lực của AMRO trong việc cải thiện hiệu quả và tăng cường năng lực hệ thống nhằm phát triển AMRO trở thành tổ chức tài chính khu vực và trung tâm kiến thức tài chính khu vực, tăng cường năng lực giám sát kinh tế vĩ mô khu vực và đưa ra những phân tích chuyên sâu cũng như tư vấn chính sách kịp thời cho các thành viên, đồng thời tiếp tục đóng vai trò Ban thư ký ASEAN+3 và hỗ trợ các nước thành viên triển khai hiệu quả Thỏa thuận CMIM.

Mặc dù còn những quan điểm khác nhau đối với một số vấn đề trong hợp tác tài chính ASEAN+3, như việc lựa chọn đồng tiền trong triển khai công cụ RFF, việc điều chỉnh cơ chế đóng góp CMIM, việc triển khai hoạt động của Ban thư ký DRF, quan điểm đối với các vấn đề căng thẳng địa chính trị, song các Bộ trưởng và Thống đốc trên cơ sở đồng thuận, đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung của hội nghị, thể hiện quan điểm và đánh giá của các Bộ trưởng và Thống đốc đối với các vấn đề quan tâm chung trong khu vực cũng như hợp tác tài chính ASEAN+3./.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:5 phút sáng nay 4
下一篇:Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A