【bảng xếp hạng bóng đá nữ tây ban nha】Quy định cụ thể về kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện XNC
Đưa phương tiện nước ngoài vào địa điểm tự phát để bốc xếp hàng hóa là vi phạm pháp luật | |
Quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK qua cửa khẩu Khánh Bình | |
Ngăn chặn gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng | |
Quyết tâm ngăn chặn hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng |
Công chức Hải quan An Giang kiểm tra đường nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Đối tượng làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát hải quan
Khoản 1 Điều 38 Luật Hải quan 2014 quy định: Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. (được quy định chi tiết tại Điều 6 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP, theo đó, hàng hóa XNK và phương tiện XNC là đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan trong địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan).
Điều 51 Luật Hải quan quy định: hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Điều 16 Luật Hải quan quy định: hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 68 Luật Hải quan quy định: Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Quy định pháp luật về giám sát hải quan
Liên quan đến quy định pháp luật về địa bàn hoạt động hải quan và công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện chịu sự giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hải quan 2014 thì hàng hóa XNK và phương tiện XNC là đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan trong địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan.
Điều 7 Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động hải quan như sau: khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan (Đây là các địa điểm được Tổng cục Hải quan công nhận).
Điều 22 Luật Hải quan quy định về Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
Điều 19 Luật Hải quan quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan: thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.
Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Về điều kiện của các tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 quy định về điều kiện kinh doanh kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra giám sát hải quan.
Trong đó tại Điều 36 của Nghị định quy định rõ về điều kiện để kho bãi địa điểm được công nhận là khu vực đủ điều kiện được phép tập kết, lưu giữ, bảo quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để chờ làm thủ tục hải quan.
Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ các quy định trên, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, phương tiện qua lại khu vực biên giới để giao nhận hàng hóa thì hoạt động bốc xếp, xếp dỡ hàng hóa lên/xuống phương tiện vận tải nước ngoài phải chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Hải quan, cụ thể là các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/06/2020 của Chính phủ.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/589f298627.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。