发布时间:2025-01-11 00:43:13 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Tại phiên họp Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO ngày 5-12-2013,Đểđờncatagraveitửsoi kèo malaysia nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại buổi lễ đón bằng công nhận của UNESCO ngày 11-2-2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ nghệ thuật đờn ca tài tử giai đoạn 2014-2020.
Các tài tử biểu diễn tại Liên hoan các câu lạc bộ đờn ca tài tử năm 2023 - Ảnh: Phạm Quang
Đưa giá trị văn hóa truyền thống vào cuộc sống
Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và những người yêu mến nghệ thuật đờn ca tài tử thì đờn ca tài tử Nam Bộ có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Đây là loại hình nghệ thuật vừa mang tính bác học vừa mang tính dân gian, gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ. Tính bác học là dòng nhạc được định hình theo hệ thống thang âm ngũ cung (hò, xự, xang, xê, cống), có điệu thức âm nhạc và mang tính triết lý đạo học phương Đông, thể hiện đầy đủ nguyên lý học thuật. Tính dân gian bởi nó tự phát qua các thời kỳ, trong mọi tầng lớp, là tri kỷ, tri âm.
Đờn ca tài tử Nam Bộ có trường phái mà không có trường lớp đào tạo chính quy, truyền dạy theo hình thức truyền nghề truyền thống. Về âm nhạc, dàn nhạc được cấu trúc theo tam hòa (tranh - kìm - cò), tứ tuyệt (tranh - kìm - cò - tam hoặc tỳ), ngũ tuyệt (tranh - kìm - cò - tỳ - tam). Đầu thế kỷ XX, bộ sanh trước đó được cải tiến thành một nhạc cụ mới là song lang thường do người đàn kìm gõ nhịp giữ vai trò chỉ huy dàn nhạc. Trải qua thời gian, cùng với sự phát triển và du nhập văn hóa phương Tây, các nghệ nhân cũng đã tiếp thu và nhanh chóng sáng tạo, Việt hóa một số loại nhạc cụ Tây phương, mà thành công nhất có lẽ là cây đàn guitar được khoét lõm phím để bước vào làng cổ nhạc Nam Bộ với cái tên lục huyền cầm.
Từ sinh hoạt tri âm, tri kỷ trong khuôn viên gia đình hoặc bên dòng nước lung linh bóng trăng, bóng dừa, đờn ca tài tử bước lên phương thức và hình thức trình diễn mới. Từ sự phát triển mạnh mẽ của đờn ca tài tử giữa các lò, nhóm, gia đình, từng bước sáng tạo hình thức ca ra bộ dẫn tới sự hình thành một thể loại kịch hát mới có sức lan truyền mạnh mẽ, đó là hát cải lương, tức sân khấu cải lương. Từ đó, đờn ca tài tử tiếp tục là nơi đào tạo nhiều danh ca, danh cầm và là nguồn cung cấp nhân tài cho cải lương. Sáng tác của các nghệ sĩ tài tử không chỉ làm giàu cho vốn bài bản tài tử mà còn góp thêm nguồn cổ nhạc phong phú cho sân khấu cải lương. Đó chính là quan hệ tương hỗ hai chiều. Sân khấu cải lương đã tiếp thêm sức sống trẻ trung cho đờn ca tài tử, thêm động lực cho trào lưu sáng tác cổ nhạc và trở thành cặp đồng hành trên đường phát triển.
Duy trì và phát huy giá trị di sản
Thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, ngày 29-5-2015, UBND tỉnh có Quyết định số 1073/QĐ-UBND ban hành Đề án bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2015-2020. Trước khi xây dựng đề án, theo kiểm kê của ngành văn hóa, Bình Phước có 22 câu lạc bộ, đội, nhóm, gia đình tài tử với khoảng 600 tài tử. Số lượng này đã góp phần tích cực, đáng kể vào các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn ở tỉnh và các kỳ liên hoan toàn quốc. Phát huy những thành quả đạt được, các hoạt động nhóm, gia đình tài tử đã, đang có bước phát triển mạnh ở Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Xoài, Hớn Quản, Lộc Ninh. Năm 2023, ngoài 4 đợt tập huấn, bồi dưỡng, mời các nghệ nhân ở TP. Hồ Chí Minh về giảng dạy, truyền nghề, Trung tâm Văn hóa tỉnh còn tổ chức thành công Liên hoan các đội, nhóm, câu lạc bộ tài tử, thu hút sự tham gia của các đội, nhóm đến từ 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, từ tháng 3-2022 đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang thực hiện thành công chương trình “Tài tử phương Nam”. Chương trình đã trở thành sân chơi ý nghĩa cho những người đam mê nghệ thuật đờn ca tài tử ở mọi nơi, nhất là Bình Phước và các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau.
Tuy nhiên, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ tại Bình Phước vẫn chưa thực sự lan tỏa như mong muốn. Để Bình Phước xứng đáng với vị trí là một trong 21 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ - cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam, trước hết ngành văn hóa cần tuyên truyền sâu rộng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ theo mục tiêu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cam kết với UNESCO tại lễ đón nhận bằng vinh danh. Cùng với đó là chương trình hành động cụ thể về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật, bản sắc, tuyệt tác của dòng nhạc dân gian đặc sắc này. Xây dựng kế hoạch hằng năm tổ chức hội thi, hội diễn, các cuộc thi sáng tác lời mới cho 20 bài bản tổ, các lớp bồi dưỡng, tập huấn truyền nghề, đặc biệt phải tạo môi trường truyền cảm hứng cho lớp trẻ tình yêu nghệ thuật đờn ca tài tử…
Bình Phước hiện hầu như rất thiếu vắng các tài tử đờn, tài tử ca thì ít người thuộc 20 bài bản tổ; chưa có những dàn nhạc tài tử thực sự và những tài tử đờn điêu luyện chơi trong dàn nhạc tài tử để có thể sáng tạo những lối hòa đờn ngẫu hứng lôi cuốn người mộ điệu. Bởi chính những lối hòa đờn ngẫu hứng ấy mới là nét tài tử, nét đặc sắc sáng tạo nên nghệ thuật đờn ca tài tử. Nên chăng, ở các nhà thiếu nhi huyện, thị xã, thành phố cần có lớp giảng dạy để truyền cảm hứng và tình yêu nghệ thuật đờn ca tài tử cho các em nhỏ. Ngay ở trung tâm văn hóa từ cấp huyện tới cấp tỉnh cũng cần những cán bộ có chuyên môn về nghệ thuật đờn ca tài tử.
Hãy giữ lấy di sản mà các bậc tiền nhân đã dày công vun đắp, trao truyền để mãi ngọt ngào giai điệu phương Nam, để tiếng đờn, lời ca của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ vang xa, ngân xa mãi mãi.
相关文章
随便看看