Có một thực tế đã được khẳng định nhiều năm nay là ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Ngành nông nghiệp đã đóng góp 14% GDP trong năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân được giữ vững hằng năm,ìsaongànhnôngnghiệpViệtNampháttriểnchưatươngxứngvớitiềmnălyon vs psg xuất khẩu các sản phẩm nông-lâm-thủy sản đạt từ 35 đến 38 tỉ USD. Đời sống của nhiều hộ gia đình nông dân được cải thiện một bước.
Phong trào xây dựng nông thôn nhờ đó mới đạt nhiều kết quả khả quan. Phải khẳng định kinh tế nông nghiệp trong đó có sự đóng góp của những người nông dân, ngư dân, diêm dân, … đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Ngành nông nghiệp đảm bảo góp phần đảm bảo một cách vững chắc nguồn cung lương thực thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, nghiêm túc để đánh giá lại thì sự phát triển trong mấy chục năm qua của ngành chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có về phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản mà Việt Nam có (như thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nhân lực phát triển hơn so với các nước khác trên thế giới..)
Điểm tồn tại lớn nhất đó là sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay còn manh mún nhỏ lẻ, sản lượng sản phẩm làm ra hàng chục triệu tấn/năm song chất lượng lại không đồng đều, kỉ luật sản xuất chưa chặt chẽ. Vấn đề an toàn thực phẩm còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Ngoài ra, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa vào tiền nhân công thấp và giá rẻ. Số liệu dẫn chứng cho thấy năng suất ngành nông nghiệp chỉ bằng 38.9% năng suất chung của cả nền kinh tế, 30,4% của ngành công nghiệp và 37,7% của các ngành dịch vụ.
Mặt khác các sản phẩm được sản xuất ra mang tính tự phát, không theo tín hiệu của thị trường, luôn luôn bị ép cấp, ép giá của một bộ phận thương lái không đúng mức mà nguyên nhân chính là sản xuất còn theo kiểu phong trào, các sản phẩm ko có kho dự trữ chiến lược để chờ giá tốt mới bán.
Chính vì vậy, những hiện tượng "được mùa rớt giá" tương đối phổ biến và kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục. Lợi nhuận bình quân thu được của người sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ, ko tương xứng với công sức bỏ ra, khâu trung gian và phân phối bán lẻ hưởng lợi nhuận cao nhất một cách vô lý. Đây là một thực tế mà ai cũng biết song chưa có giải pháp giải quyết triệt để, kể là từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Rõ ràng các sản phẩm nông nghiệp lưu thông trên thị trường nội địa đã bị buông lỏng trong việc quản lý các mối quan hệ giao dịch mua bán có liên quan đến giá. Điều này đang làm thệt hại cả người sản xuất và người tiêu dùng xã hội. Ở đây cần nhấn mạnh thêm rằng, Việt Nam đang tiến tới nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước.