【7m.cn ty so truc tuyen】Ngân hàng vào mùa siết nợ cuối năm

时间:2025-01-10 09:32:42 来源:Empire777

ngan hang vao mua siet no cuoi nam

Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C đã bị VAMC thu giữ. Ảnh: ST.

Nợ xấu giảm dần

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV cho biết,ânhàngvàomùasiếtnợcuốină7m.cn ty so truc tuyen tính đến cuối tháng 8/2017, tỷ lệ nợ xấu là 2,46%. Trong 8 tháng đầu năm 2017, toàn hệ thống đã xử lý được trên 57 nghìn tỷ đồng. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nợ xấu thực tế đã giảm so với cuối năm 2016. Hiện tỷ lệ nợ xấu cao tập trung chủ yếu tại một số tổ chức tín dụng yếu kém, năng lực tài chính và khả năng quản trị điều hành yếu, trong diện tái cơ cấu.

Trong khi đó, báo cáo tình hình kinh doanh 9 tháng năm 2017 của nhiều ngân hàng thương mại đã cho thấy kết quả khả quan. Bên cạnh những khoản lợi nhuận lên đến nghìn tỷ đồng thì tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm đáng kể. Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lũy kế 9 tháng đầu năm ngân hàng báo lãi trước thuế 1.026 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt 75% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 6,91% đầu năm xuống 5,95%, tuy vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung nhưng đã giảm được khối lượng đáng kể. Còn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thu nhập lãi thuần 9 tháng của Vietcombank đạt 16.160 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số nợ xấu của ngân hàng này còn 6.182 tỷ đồng, giảm 10,8% so với thời điểm cuối năm trước. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,15%.

Tuy nhiên, tại một số ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu vẫn đang ngấp nghé và có dấu hiệu tăng. Tiêu biểu, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) công bố lợi nhuận sau thuế là hơn 711,6 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng tăng mạnh, hiện nợ xấu của TPBank là 505,5 tỷ đồng, tăng 174,5 tỷ đồng, tương đương mức tăng 52,7% so với đầu năm. Còn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm tăng hơn 60% so với cùng kỳ, nhưng tỷ lệ nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều tăng cao so với cuối năm 2016…

Tăng cường thu hồi, thanh lý tài sản

Trước tình hình nêu trên, các ngân hàng thương mại đều đang tìm phương án thu hồi nợ hoặc thu hồi tài sản đảm bảo để giảm số nợ xấu hoặc nợ nghi ngờ xuống mức thấp nhất, giúp kết quả báo cáo tài chính của cả năm 2017 được đẹp hơn. Vì thế, các ngân hàng đều đặt nhiều kỳ vọng vào Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu và tiến tới áp dụng triệt để khi Nghị quyết này tăng quyền cho ngân hàng, tạo thế chủ động cho “chủ nợ”.

Gần đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Sở Giao dịch 2 đã phát đi thông cáo tổ chức bán đấu giá tài sản của 3 công ty nhằm thu hồi nợ xấu gần 1.091 tỷ đồng. Cụ thể, tài sản đấu giá là toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty Cổ phần Đầu tư Y tế Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584.

Trước BIDV, không ít ngân hàng cũng đã tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo để siết nợ. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) thông báo thu giữ tài sản thế chấp của một số DN và cá nhân với lý do khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cũng đã tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp là lô đất tại Bình Dương với giá khởi điểm hơn 11,6 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng liên tục phát đi thông cáo thu giữ tài sản đảm bảo và lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ…

Cùng với hoạt động của ngân hàng, các công ty mua bán nợ cũng đã có quyền chủ động hơn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo, giải quyết nợ xấu. Trong đó, vào cuối tháng 8 vừa qua, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP. HCM để xử lý nhằm thu hồi nợ. Đây là tài sản đảm bảo của nhóm khách hàng bao gồm: Công ty Cổ phần Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty Cổ phần Địa Ốc Sài Gòn M&C), Công ty Cổ phần Đầu tư Liên Phát, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Minh Quân, Công ty Cổ phần Tân Superdeck M&C với tổng dư nợ (gốc và lãi) đến thời điểm hiện nay đã lên trên 7.000 tỷ đồng.

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, Nghị quyết 42 sẽ cho phép đẩy nhanh tốc độ thu hồi tài sản đảm bảo của các ngân hàng Việt Nam, khi mà trước đó, các ngân hàng phải mất nhiều năm mới có thể thu hồi tài sản đảm bảo do quy định bị ràng buộc bởi nhiều luật pháp liên quan khác. Vì thế, khi Nghị quyết 42 đi vào hiệu lực, hệ thống ngân hàng đã có thêm “đòn bẩy” cho công cuộc siết nợ cuối năm được hiệu quả, nhờ đó, bảng cân đối tài chính trong năm 2017 có thể sẽ “sáng” hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển tích cực trong những năm tiếp theo.

推荐内容