Doanh nghiệp TPHCM kiến nghị các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số,ểnđổixanhbắtnguồntừnhậnthứket qua bong da hong kong tăng trưởng xanh Chuyển đổi xanh để xuất khẩu bền vững Động lực thực hiện mục tiêu kinh doanh 2024 từ chuyển đổi số |
Xin ông cho biết, đâu là cơ hội của Việt Nam trong xuất khẩu xanh và thương mại xanh?
- Chuyển đổi xanh, đi kèm với cơ hội cũng là thách thức và ngược lại. Xuất khẩu xanh mang lại lợi nhuận biên cao hơn. Cụ thể những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn xanh và có chứng chỉ carbon sẽ đạt được mức giá bán cao hơn rất nhiều lần so với sản phẩm bình thường. Bên cạnh đó hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xanh sẽ không phải nộp thuế carbon, trong khi những sản phẩm cùng loại của những nước chưa đáp ứng sẽ phải nộp thuế carbon. Rõ ràng, nếu như đáp ứng tiêu chuẩn xanh trước thì đây là cơ hội cho chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh.
Một điểm lợi thế nữa đối với doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề chi phí chuyển đổi. Đối với những tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia có chuỗi cung ứng lớn, rộng khắp thế giới thì chi phí chuyển đổi sẽ lớn và thời gian chuyển đổi sẽ lâu hơn. Trong khi đó doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó chi phí chuyển đổi sẽ thấp hơn, bởi vì việc chuyển đổi hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Bộ Công Thương sẽ có những hoạt động như thế nào để đẩy nhanh tiến trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh?
- Giai đoạn đầu vẫn phải tập trung tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cao hiệu quả thực thi. Trong thời gian tới, đây tiếp tục là hoạt động vừa khẩn trương vừa lâu dài để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bộ Công Thương sẽ triển khai một loạt chương trình với sự hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, trang bị kiến thức cũng như kỹ năng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là với từng ngành có liên quan đến Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Thỏa thuận Xanh châu Âu... Đặc biệt, đối với khía cạnh xúc tiến xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp tốt nhất những quy định mới, những hướng dẫn mới liên quan đến thỏa thuận xanh, kinh doanh có điều kiện, cũng như kinh tế tuần hoàn cho các ngành sản xuất trong nước để có thể đáp ứng được hiệu quả những quy định mới.
Theo ông, hành lang pháp lý cần hoàn thiện như nào để nhanh chóng chuyển đổi theo xu thế chung?
- Tôi cho rằng song song với việc nâng cao năng lực cho doanh nghiệp để đáp ứng những tiêu chuẩn mới thì các bộ, ngành liên quan phải nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện công cụ pháp lý, đưa ra nhưng tiêu chuẩn, quy định về chuyển đổi xanh, thế nào là xanh đối với cả từng lĩnh vực và thế nào là bộ chỉ số chuyển đổi xanh.
Thời gian qua Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027. Theo đó, các bộ, ngành cũng đã xây dựng chương trình hoàn thiện pháp luật giai đoạn 2023 - 2027 liên quan đến chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh doanh có điều kiện, có trách nhiệm. Trong xúc tiến thương mại chúng tôi đã xây dựng bộ chỉ số về năng lực xúc tiến thương mại, sắp tới bộ chỉ số này sẽ được bổ sung thêm những chỉ số về chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại và trong xúc tiến xuất khẩu.
Xin cảm ơn ông!
Ông Arnaud Ginolin, Tổng giám đốc BCG Việt Nam: 5 khuyến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và toàn diện ở Việt Nam Các cam kết về mục tiêu phát triển bền vững vẫn đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình toàn cầu… Để hiện thực hóa các cam kết trên, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cùng bối cảnh ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra 5 khuyến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và toàn diện ở Việt Nam bao gồm: Thứ nhất, xây dựng hệ thống phân loại xanh phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững, các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam. Thứ hai, ra mắt cơ chế ưu đãi, khuyến khích xanh. Cần nhanh chóng triển khai đợt đầu tiên với các ưu đãi liên ngành, được phê duyệt ở cấp bộ và mở rộng quy mô với những đợt ưu đãi cụ thể theo ngành. Thứ ba, hỗ trợ dự án thí điểm xanh. Cần có cơ chế ưu đãi dành riêng cho các dự án thí điểm xanh trong các lĩnh vực trọng tâm, tạo môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp kiểm thử, học hỏi và mở rộng quy mô đầu tư. Thứ tư, thúc đẩy tài chính xanh thông qua hỗ trợ phát triển và áp dụng các công cụ tài chính xanh như trái phiếu xanh, thị trường carbon, tài chính hỗn hợp. Thứ năm, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, triển khai truyền thông đa kênh với các chương trình toàn quốc và cấp tỉnh, thu hút sự tham gia của các bên liên quan ở cả khu vực công và tư nhân, trong nước và quốc tế. PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính xanh Để kiến tạo thể chế, chính sách cho tăng trưởng xanh đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 ở Việt Nam, cần xây dựng chính sách, công cụ về huy động nguồn vốn cho phát triển nhanh và bền vững. Cụ thể, phát triển thị trường trao đổi quyền phát thải theo cơ chế thị trường tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính xanh, với các hoạt động chủ yếu gồm: ban hành cơ chế ưu đãi cho đầu tư xanh, tín dụng xanh nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh, thúc đẩy tăng trưởng xanh ở các địa phương; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh; rà soát, sửa đổi bổ sung quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn cho tăng trưởng xanh của nước ngoài; nâng cấp, thể chế hóa Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) và yêu cầu Báo cáo bền vững (BCBV) đối với doanh nghiệp ở các địa phương. PGS.TS Trần Đình Thiên, Chuyên gia kinh tế: Tăng trưởng xanh là xu hướng chi phối toàn cầu, là ưu tiên hàng đầu Trong khi những nước lớn như Ấn Độ cam kết một cách dè dặt là đạt Net Zero vào năm 2070, Trung Quốc đến năm 2060, thì việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 là một mục tiêu khó. Việt Nam có thể là quốc gia đi đầu khu vực trong xu thế này, đi đầu bao giờ cũng gian khổ nhưng cũng được hưởng những lợi ích to lớn đầu tiên, cho kinh tế, môi trường, cho người dân. Việc thay đổi một mô thức phát triển đòi hỏi nguồn lực lớn, trong đó, nguồn lực chuyển đổi là tốn kém nhất và Việt Nam có thể phải cần từ 200 - 300 tỷ USD để thực hiện kế hoạch này. Đã đến lúc, Việt Nam phải tính đến các giải pháp huy động nguồn lực cho chuyển đổi xanh, từ đầu tư công, PPP, hay các công cụ thị trường, trái phiếu, tín dụng xanh. Các kênh dẫn vốn cũng đang ngày càng đa dạng và sẽ đáp ứng tốt hơn trong cơ cấu kinh tế xanh mà Việt Nam đang theo đuổi. Tín hiệu đáng mừng cho “giấc mơ xanh” của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam dường như đang sáng rõ hơn. Các tổ chức tín dụng trong, ngoài nước cũng đang nhiệt tình tham gia cấp vốn, thu xếp vốn cho các dự án xanh. Xuân Thảo(ghi) |