【kết quả tiger】Tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

tiep tuc doi mat voi nhieu kho khan thach thuc

TS Lê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương).

Theo số liệu thống kê 4 tháng năm nay, XK của Việt Nam có sự suy giảm ở một số nhóm hàng, đặc biệt là nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Thưa ông, nguyên nhân nào đã khiến XK các mặt này này sụt giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2015?

Có thể nói, sự biến động của tình hình cung cầu trên thị trường thế giới (nguồn cung trong 4 tháng đầu năm 2015 trên thị trường thế giới gia tăng dẫn đến áp lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với các nước khác - cạnh tranh gay gắt trên thị trường, điển hình là mặt hàng gạo và tôm chịu cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Ðộ); tác động của giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm, khiến cho chi phí sản xuất và vận tải đối với hàng nông, lâm, thủy sản trên thị trường thế giới giảm; giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy XK của nhiều quốc gia; xu hướng bảo hộ của các nước gia tăng; các mặt hàng nông sản, thủy sản tiếp tục đối mặt những vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

Thị trường Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2015 có những diễn biến bất thường (chính sách vĩ mô điều hành của nước láng giềng có những thay đổi, ví dụ cấp hạn ngạch cho gạo diễn ra rất chậm) dẫn đến NK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của thị trường này từ Việt Nam bị suy giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng gạo.

“Cung” lớn hơn “cầu”, quy hoạch bị phá vỡ có phải là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thưa ông?

Cung lớn hơn cầu rõ ràng là nguyên nhân khiến cho khả năng cạnh tranh và phát triển XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam gặp khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch bị phá vỡ không phải là nguyên nhân hiện nay, nhưng sự phá vỡ quy hoạch có thể tác động đến tình hình XK và tái cơ cấu mặt hàng cũng như thị trường XK các mặt hàng này trong tương lai.

Theo dự báo của ông, việc XK sụt giảm, nhất là nông sản có kéo dài? XK những quý tiếp theo của năm 2015 sẽ như thế nào, thưa ông?

Nhìn chung, hoạt động XK nói chung và XK nông, lâm, thủy sản nói riêng của Việt Nam từ nay đến hết năm 2015 sẽ vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự giảm sút trong XK sẽ tiếp tục cho đến hết quý II và đầu quý III-2015, tăng trưởng XK sẽ được cải thiện trong nửa quý III và quý IV-2015.

Những yếu tố nào sẽ hỗ trợ cho XK vào những tháng cuối năm, thưa ông?

Những yếu tố hỗ trợ cho XK của Việt Nam từ nay đến cuối năm: Sự hồi phục tăng trưởng XK sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU,… Đặc biệt là sự tăng trưởng trở lại trong XK nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc và thị trường Hàn Quốc do FTA Việt Nam - Hàn Quốc mới được ký kết vừa qua.

Những hiệp định thương mại tự do đã và sẽ được ký kết như: FTA Việt Nam - Hàn Quốc, TPP, hay sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... đóng vai trò như thế nào cho việc hỗ trợ XK, thưa ông?

Tác động của việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do trong hỗ trợ XK nói chung và XK nông, lâm, thủy sản nói riêng là rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc khai thác những cơ hội từ các Hiệp định này của Việt Nam có thể sẽ chưa thật sự tốt cho thúc đẩy phát triển XK. Lý do là Việt Nam sẽ có độ trễ tương đối trong việc chuẩn bị và khả năng tận dụng những cơ hội có được từ các FTA này. Nguyên nhân xuất phát từ nguyên tắc đàm phán các FTA của Việt Nam là đàm phán kín. Chỉ đến khi ký kết Hiệp định thì toàn bộ nội dung đàm phán và cam kết mới được công bố và thông tin phổ biến. Chính vì vậy, với các FTA song phương như FTA Việt Nam - Hàn Quốc thì mặc dù có thể các DN sẽ không thể tận dụng tốt được ngay những cơ hội, nhưng sẽ tận dụng được trong thời gian tiếp theo.

Tuy nhiên, với các FTA khu vực như TPP (nguyên tắc đàm phán là bình đẳng, không phân biệt đối xử), AEC thì chính vì lý chúng ta chỉ công khai thông tin về nội dung đàm phán và các cam kết khi Hiệp định đã được ký kết, do vậy từ các cơ quan hoạch định chính sách đến các DN (thậm chí là toàn bộ các nhân tố tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa XK của Việt Nam) sẽ chậm trong sự chuẩn bị để tận dụng được tốt những cơ hội và hạn chế những thách thức. Theo kết quả khảo sát, điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 65% DN được hỏi không biết AEC (hay TPP) là gì và có tới 95% số DN được hỏi không biết cơ hội và thách thức từ các FTA này đối với hoạt động của DN như thế nào.

Xin cảm ơn ông!

Nhà cái uy tín
上一篇:Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
下一篇:Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão