Một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Almetyevsk,ầnthứbahạdựbáotăngtrưởngnhucầudầunăbóng da trực tiếp Nga. (Ảnh: TASS/TTXVN)
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 11/8 đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2022 lần thứ ba kể từ tháng 4/2022, viện dẫn tác động kinh tế của căng thẳng Nga-Ukraine, lạm phát cao và nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Quan điểm của OPEC trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khi trước đó cùng ngày cơ quan này đã nâng triển vọng nhu cầu dầu thế giới.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC dự báo nhu cầu dầu năm 2022 sẽ tăng khoảng 3,1 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Và OPEC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2023 ở mức 2,7 triệu thùng/ngày.
Việc sử dụng dầu đã tăng trở lại sau giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch và dự kiến vượt mức của năm 2019 trong năm nay ngay cả sau khi giá chạm mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, giá dầu thô cao và tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến dự báo tăng trưởng năm 2022.
Trong báo cáo, OPEC cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ lên mức trước đại dịch trong hầu hết nửa đầu năm 2022 bất chấp các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới.
OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 3,5% xuống 3,1% và hạ mức tăng trưởng cho năm 2023 xuống 3,1%, vì triển vọng kinh tế suy yếu hơn nữa vẫn còn.
Giá dầu đã giữ được mức tăng trước đó sau khi báo cáo trên được công bố, đồng thời tìm thấy sự hỗ trợ từ quan điểm của IEA về nhu cầu và mức giao dịch trên 98 USD/thùng.
OPEC và các nước sản xuất dầu đồng minh trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC+, đang tăng sản lượng dầu sau khi cắt giảm kỷ lục do đại dịch xảy ra vào năm 2020.
Trong những tháng gần đây, OPEC+ đã không hoàn thành được mức tăng sản lượng theo kế hoạch do một số thành viên OPEC không đầu tư vào các mỏ dầu và sự “vắng bóng” của dầu Nga.
Báo cáo cho thấy sản lượng của OPEC trong tháng 7/2022 tăng 162.000 thùng/ngày lên 28,84 triệu thùng/ngày./.