【scotland vs đảo síp】Doanh nhân sinh 1975: Không gì là không thể
Để Việt Nam không còn nhỏ bé
Tìm gặp được thủ lĩnh của Công ty cổ phần BKAV Nguyễn Tử Quảng những ngày này thật khó, bởi anh đang dành hết thời gian cho sản phẩm smartphone “made in Vietnam” - Bkav Bphone. Và vì vậy bao nhiêu thời gian công sức Nguyễn Tử Quảng dành hết cho sản phẩm công nghệ này.
Lạ lẫm với từ “doanh nhân” là tâm sự thẳng thắn của anh khi mở đầu câu chuyện. Anh bảo anh cảm nhận thế, nghe nó rất lạ lẫm với anh mặc dù đã là lãnh đạo một DN thì là doanh nhân rồi.
Khi trở lại dòng ký ức của những người con sinh ra vào năm tháng đánh dấu thời điểm hào hùng của dân tộc, Nguyễn Tử Quảng cắt đặt nguyên nhân tại sao quá khứ đó ghi dấu ấn trong cuộc đời anh và là một phần trong thành công của anh hôm nay. “Chúng tôi là những người sinh ra vào năm 1975 cảm nhận của mình là cái gì đó tự hào bởi năm 1975 luôn được nhắc đến hàng năm và đậm hơn trong những năm kỷ niệm chẵn. Chúng tôi tự hào vì một phần trong cuộc sống của mình gắn liền với lịch sử dân tộc, một lịch sử đánh đổi bao nhiêu mồ hôi xương máu của các thế hệ để có ngày hôm nay”.
“Nhưng bên cạnh niềm tự hào còn là trách nhiệm. Lúc mới sinh ra và trong những năm tháng đầu đời, tôi như bao người khác hầu như không biết gì về niềm tự hào và trách nhiệm ấy nhưng như một cách tự nhiên, qua mỗi dịp kỷ niệm, những câu chuyện về chiến thắng, về sự hy sinh được nhắc lại thì mình càng tự hào và càng thấy có trách nhiệm”.
Nguyễn Tử Quảng thẳng thắn: Cuộc sống của những người sinh trước và sau chiến tranh nói riêng, của gia đình xã hội nói chung là cả một thời gian khó khiến người ta sống cởi mở hơn, nghĩ đến cái chung nhiều hơn, không có thói quen đòi hỏi, đặc biệt là thấy khó khăn thì vươn lên chứ không kêu ca hay bỏ đấy chờ bớt khó rồi mới làm. Điều này hoàn toàn khác với một số bạn trẻ hiện nay luôn đòi hỏi quyền lợi của mình. Ví dụ sau khi các bạn được đào tạo ở nước ngoài về làm việc thì đưa ra điều kiện mức lương phải thế này, môi trường làm việc phải thế kia. Tôi không trách các bạn ấy vì điều kiện hiện nay tốt hơn thời trước rất nhiều, nhưng vấn đề là các bạn được đào tạo ở nước ngoài và chính các bạn sẽ là những người làm đổi thay điều kiện, môi trường làm việc còn hạn chế hiện nay ở trong nước chứ là ai khác nữa.
Anh tâm sự: “Từ bé đến lúc đi học, ra trường tôi luôn có định hướng làm gì đó tốt nhất cho người Việt, mang khát khao phải làm gì để đất nước mình không thể gọi là nhỏ bé nữa mà có thể cạnh tranh sòng phẳng về công nghệ, là nước có nền công nghệ hàng đầu trên thế giới”. Khát khao này không phải là có không có cơ sở, nếu chúng ta phát huy được hết tiềm năng của người Việt Nam mà thực tế phần nào gần 1.000 con người của Tập đoàn BKAV đã thực hiện được. Đó là phần mềm an ninh mạng BKAV. Đây là một trong những phần mềm hàng đầu thế giới. Hiện BKAV đang nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm smartphone của Việt Nam. Những gì mà Nguyễn Tử Quảng và BKAV đã và đang làm chỉ để chứng tỏ rằng, trong thế giới phẳng, ai cũng có quyền tiếp cận tài nguyên tri thức như nhau và chắc chắn không có gì Việt Nam không làm được.
Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ
Giấc mơ làm nước Mỹ tỉnh giấc
phân phối tổng hợp quốc tế (IDS)
Cùng với Nguyễn Tử Quảng, còn có một người con đất Việt sinh năm 1975 cũng mang trong mình một khát khao làm sao để thế giới biết đến Việt Nam như một “người khổng lồ được đánh thức”. Sau 3 năm mua lại một thị trấn nhỏ ở miền Tây nước Mỹ, Phạm Đình Nguyên, Thị trưởng thị trấn PhinDeli Town Buford, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS) vẫn đang tiếp tục nỗ lực trên con đường đưa cà phê Việt đến thị trường Mỹ. Cơ duyên đưa anh đến quyết định mua lại thị trấn Buford là khi anh đọc được cuốn sách Buzz marketing, viết về cách “tạo sóng” cho thương hiệu qua những chuyện “không gì là không thể”.
Và trong một buổi sáng tháng 9-2013, Phạm Đình Nguyên đã lâng lâng trong một cảm giác đầy ắp tự hào là người Việt Nam khi đứng trên đất Mỹ, giữa rất nhiều nhà báo Mỹ và cả những gia đình gốc Việt đã vượt những chặng đường xa đến để chung vui cùng anh thực hiện nghi thức ra mắt Thị trấn cà phê Việt PhinDeli.
Tin rằng rất nhiều người Việt sẽ cũng có cùng cảm xúc này, mỗi khi cầm trên tay những sản phẩm cà phê PhinDeli, Phạm Đình Nguyên bắt tay vào việc xây dựng con đường đưa cà phê Việt vào thị trường Mỹ. “Tôi chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ xây dựng một thương hiệu cà phê siêu sạch làm nước Mỹ tỉnh giấc, mang trọn vẹn niềm tự hào của người Việt Nam. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục kiên định với con đường mang cà phê Việt và nông sản Việt ra thị trường thế giới mà cụ thể là thị trường Mỹ. Đây là con đường hoàn toàn không trải hoa hồng cũng như không phải một sớm một chiều có thể đến được”.
Anh cho biết thêm rằng, anh và đồng nghiệp cũng đang tiếp tục công việc chinh phục thị trường trong nước và khu vực với phương châm đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê đúng nghĩa, an toàn cho sức khỏe, tiện lợi và nhanh gọn. “Trung thành với con đường siêu sạch, chúng tôi cũng luôn chú trọng để tìm kiếm sự khác biệt, đồng thời rất linh động để ngày càng mở rộng các dòng sản phẩm của PhinDeli, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.
Tự hào nhưng cũng rất khiêm tốn, anh tâm sự rằng: Không chỉ thế hệ doanh nhân sinh năm 1975 mà các bạn trong những lĩnh vực khác cũng đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước. Họ là thế hệ giao thoa giữa cũ và mới, là thế hệ trưởng thành đầu tiên tiếp thu lượng thông tin khổng lồ, cách thức kinh doanh với các đối tác nước ngoài do Nhà nước chủ trương mở cửa và sự bùng nổ của internet nên thế hệ sinh năm 1975 may mắn là thế hệ vàng khi chọn đúng “điểm rơi” tiếp cận cái mới từ thế giới bên ngoài. “Do đó, các bạn ấy rất năng động, sáng tạo, dấn thân. Họ đặt những ước mơ, hoài bão cho mình rồi bắt tay hiện thực hóa nó. Họ dấn thân và khẳng định mình không chỉ tại sân chơi trong nước mà còn ra khu vực và trên toàn thế giới. Họ không ngừng học hỏi, tiếp thu và “Việt hóa” nhiều mô hình kinh doanh thành công trên thế giới trước khi mang vào Việt Nam.
Tuy vậy, anh cũng thẳng thắn, DN Việt còn những điểm cần khắc phục, đó là tư tưởng ngắn hạn. Thay vì ngắn hạn DN Việt cần nhìn dài hạn và hợp sức lại với nhau thì mới có cơ hội cạnh tranh trên diện rộng. Ngoài ra chúng ta hay thích làm ăn riêng rẽ (vì không tin nhau) nên cũng khó có thể đi xa được. Khắc phục được những điểm này, tin rằng sẽ có nhiều DN Việt thành công hơn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Rashford thông báo ở lại MU vì Erik ten Hag
- ·Tôn vinh, trao tặng thưởng tác phẩm xuất sắc cho các văn nghệ sĩ
- ·Trợ lý thầy Park chắp cánh ước mơ cho cầu thủ nhí Bà Rịa Vũng Tàu
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Tin chuyển nhượng 6/7 MU thêm 2 hợp đồng, Barca hạn chót De Jong
- ·Kết quả bóng đá nữ Việt Nam vs nữ Lào
- ·Giải đáp liên quan đến hoàn thuế
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Quang Hải: Chiến đấu thôi!
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Nhiều chương trình nghệ thuật tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra trong năm 2021
- ·Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện
- ·Dưa hấu XK qua Tân Thanh: Chỉ tồn đọng, không ùn tắc
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng bị phạt 60 triệu đồng
- ·Djokovic chật vật hạ tay vợt hạng 104 thế giới
- ·Phái sinh: Thử thách mốc đáy 873,55 điểm của VN30
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Chứng khoán 15/5: Hưng phấn cao độ, tiền vào ào ạt