当前位置:首页 > Cúp C2

【soi kèo puebla】Dự thảo Thông tư NK máy đã qua sử dụng: Cần tiếp tục rà soát danh mục hàng hóa

du thao thong tu nk may da qua su dung can tiep tuc ra soat danh muc hang hoa

Cần thống nhất cách tính thời gian sử dụng máy móc,ựthảoThôngtưNKmáyđãquasửdụngCầntiếptụcràsoátdanhmụchànghósoi kèo puebla dây chuyền đã qua sử dụng. Ảnh: H.VÂN

Vừa thừa, vừa thiếu

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 quy định việc NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến hoạt động này. Trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, ý kiến đại diện của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đều kiến nghị Ban soạn thảo rà soát Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam để những quy định trong Điều 1 về phạm vi điều chỉnh được chính xác, không trùng lắp cũng như “thừa” hay “thiếu” phạm vi.

Theo quy định trong dự thảo, phạm vi điều chỉnh gồm các Chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng: Mã HS 84.02 đến 84.87) và Chương 85 (Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh; máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình; bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên: Mã HS 85.01 đến 85.05; 85.07 đến 85.09; 85.11, 85.14, 85.15; 85.18 đến 85.22; 85.24 đến 85.33; 85.35; 85.36; 85.43; 85.45 đến 85.48).

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan-Tổng cục Hải quan Ngô Minh Hải, quy định như dự thảo có một số điểm mâu thuẫn với một số văn bản khác. Theo như quy định tại dự thảo, hàng hóa có mã số HS từ 85.01 đến 85.05, 85.07 đến 85.09… thuộc điều chỉnh của Thông tư nhưng hàng hóa thuộc nhóm 85.08, 85.09 bao gồm các thiết bị điện gia dụng lại thuộc hàng cấm NK theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại các nhóm hàng có mã số HS nêu tại khoản này. Đặc biệt, theo ông Ngô Minh Hải, nhóm 85.24 cần được xóa vì nhóm này đã xóa khỏi Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

Ngoài ra, căn cứ thực tế hàng hóa NK thì máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng NK còn được phân loại vào các Chương 86, 87, 90 của Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát để bổ sung vào khoản 1, Điều 1, Dự thảo Thông tư các chương này, đặc biệt là các dụng cụ, thiết bị đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật và các bộ phận, phụ kiện của chúng thuộc Chương 90.

Theo ghi chú của Ban soạn thảo, không có mã số HS cho dây chuyền công nghệ, do đó phạm vi điều chỉnh của Thông tư là “Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế có mã số HS…”. Tuy nhiên, ông Ngô Minh Hải cho biết, căn cứ các quy tắc về phân loại hàng hóa XK, NK thì máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84 (lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng), Chương 85 (máy điện và các thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của chúng) của Biểu thuế NK ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền thỏa mãn các nội dung tại chú giải 3, 4, 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính (có mã số HS theo máy chính). Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung, sửa thành: “Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế, dây chuyền công nghệ có mã số HS…”.

Cần sớm giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp

Về quy định “Thời gian sử dụng (tính theo năm) là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm NK của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, tính đến thời điểm mở tờ khai hải quan”, theo đại diện Vụ Giám sát quản lý về hải quan, trong thực tế, cơ quan Hải quan đã gặp vướng mắc liên quan đến xác định chính sách đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng NK vì “năm NK” và “thời điểm mở tờ khai hải quan” tại nhiều thời điểm không trùng nhau bởi do các nguyên nhân khách quan, năm mà hàng hóa có thể về đến cảng Việt Nam khác năm mở tờ khai hải quan. Hơn nữa, viết như dự thảo được hiểu là “thời gian sử dụng” được tính theo 2 phương pháp “từ năm sản xuất đến năm NK” và “thời điểm mở tờ khai hải quan”. Do vậy, đề nghị ban soạn thảo chỉ sử dụng một phương pháp tính. Cụ thể, đề nghị sử dụng phương pháp tính “từ năm sản xuất đến năm NK” để thống nhất với các nội dung còn lại tại dự thảo Thông tư; theo đó, quy định cụ thể “năm NK là năm mà hàng hóa về đến cảng Việt Nam”.

Liên quan đến các thủ tục hành chính trong quá trình NK, ông Ngô Minh Hải đề nghị bổ sung cụ thể số lượng từng loại tài liệu phải cung cấp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục NK để đảm bảo sự rõ ràng khi thực hiện. Trong trường hợp căn cứ xác định chứng thư giám định nộp cho cơ quan Hải quan đã hết hiệu lực, đề nghị bổ sung quy định cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu giám định lại đối với hàng hóa NK của DN. Đặc biệt, theo kiến nghị của Tổng cục Hải quan, cần sửa cụm từ “Sau 3 ngày làm việc” tại khoản 1 Điểm b Điều 15 thành “Trong thời hạn 03 ngày làm việc” để đảm bảo sớm giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Được biết, dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 sẽ tiếp tục được lấy ý kiến góp ý của các bộ ngành, DN và dự kiến ban hành trong quý I-2015.

分享到: