当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả trận đấu as roma】Việc tử tế giữa đời thường

Báo Cà Mau(CMO) Nhặt được của rơi trả lại cho người mất luôn là nét đẹp phẩm chất đạo đức của mỗi người, được xã hội tôn trọng và đề cao trong mọi thời đại. Hiện nay, bên cạnh các vụ trộm cắp chỉ vì ít phút tham lam, hay xuất phát từ nhu cầu riêng của mỗi người, rồi hàng loạt sự kiện vụ lợi, lừa đảo để chiếm đoạt lòng tin, tài sản của người khác, thì vẫn còn rất nhiều tấm gương sống đúng mực, biết chối từ những lợi ích không tạo ra bằng sức lao động của bản thân, viết nên những nghĩa cử cao đẹp giữa đời thường.

Khoảng 17 giờ ngày 14/12, thẻ ngân hàng Vietinbank mang tên Le Ngoan, do chị Lê Thị Ngoan (sinh năm 1996, ngụ tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) làm chủ thẻ, nhận được số tiền 300 triệu đồng do tài khoản mang tên Vu Thi Gan chuyển đến. Do nhà kinh doanh, thường xuyên giao dịch qua thẻ ngân hàng nên chị Ngoan nghĩ là tiền mua bán hải sản khách chuyển cho mẹ chị.

Sau đó ít phút, cũng từ tài khoản trên tiếp tục chuyển thêm vào 10.000 đồng kèm theo dòng tin nhắn với nội dung “Bạn ơi mình chuyển khoản nhầm 300 triệu vào số tài khoản của bạn, nhờ bạn liên lạc với mình theo số điện thoại, mình cảm ơn”. Sau khi xác nhận không có ai giao dịch chuyển tiền hàng hoá, chị Ngoan nhanh chóng liên lạc lại số điện thoại trên để biết rõ vụ việc.

Giấy xác nhận của ngân hàng về việc chị Gần đã chuyển tiền cho chị Ngoan.

Sau cuộc trò chuyện cùng chủ tài khoản Vu Thi Gan, chị Ngoan cho biết: “Chị Gần, người tỉnh Thanh Hoá, chuyển 300 triệu đồng cho người cháu (kênh giao dịch Internet Banking) nhưng không may chuyển nhầm qua cho tôi, vì chủ thẻ đều mang tên Le Thi Ngoan. Trong điện thoại, chị Gần khóc rất nhiều vì đây là số tiền rất lớn, phải vay mượn mới có và mong muốn tôi chuyển lại số tiền chuyển nhầm. Sau khi trấn an chị Gần bình tĩnh, để tôi xác nhận lại đúng vụ việc sẽ hoàn trả ngay, việc chị Gần cần làm là sáng hôm sau ra ngân hàng nhờ làm giấy xác nhận thụ lý để làm bằng cớ”. Cảnh giác trước hành vi lừa đảo thông qua việc chuyển, nhận tiền từ thẻ ngân hàng nên chị Ngoan hết sức thận trọng xác nhận vụ việc.

Liên hệ với chị Lê Thị Gần (sinh năm 1984, ngụ tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), sau vụ việc nhiều ngày nhưng đến nay chị vẫn không giấu được cảm xúc: “Nhớ lại vụ việc đến nay tôi còn run, đêm đó tôi trằn trọc mãi không ngủ được, lòng bồn chồn, không dám kể cho gia đình nghe, tâm trạng hoang mang khiến tôi không nghĩ được gì. Ban đầu tôi cũng chưa nhận ra là mình chuyển nhầm, sau khi giao dịch, tôi có nhắn tin cho cháu và hỏi đã nhận được chưa, sau khi kiểm tra thông tin lại thì phát hiện đã nhầm, số tiền lại rất lớn. May mắn quen được một người bạn làm bên ngân hàng, được họ bày cho cách chuyển thêm tiền và nhắn kèm số điện thoại, ban đầu cũng sợ lắm vì không biết họ có liên lạc lại không”.

Ngay sáng hôm sau, chị Gần đến ngân hàng yêu cầu trợ giúp dịch vụ ngân hàng điện tử, chụp lại giấy xác nhận gửi cho chị Ngoan. Về phía chị Ngoan, cũng mang hình ảnh trên lên ngân hàng xác nhận lại, số tiền được hoàn ngay lúc 9 giờ ngày 15/12.

“Sau khi hoàn trả, chị Gần gọi điện đến cám ơn rất nhiều, lời nói xen lẫn khóc nghẹn ngào. Bản thân tôi cũng thấy vui vì mình làm được việc tốt, của cải không do mình tạo ra, không nên nhận”, chị Ngoan cho biết thêm.

Riêng về chị Gần, để bày tỏ lời cảm ơn đến chị Ngoan, đã chuyển 500.000 đồng vào thẻ ngân hàng để hậu tạ, nhưng sau đó chị Ngoan chuyển trả lại, và nhấn mạnh đây là việc cần làm không cần lợi ích gì.

Làm việc nghĩa, điều hay, lẽ phải không phân biệt địa vị, tuổi tác, giới tính mà xuất phát từ đạo đức và nếp sống, giáo dục của gia đình, môi trường sống của mỗi người.

Tại Trường THCS-THPT Khánh An, huyện U Minh, việc thất lạc tài sản, tư trang cá nhân thỉnh thoảng xảy ra, nhưng nếu trong phạm vi trường học thì rất nhanh thôi, vật sẽ hoàn lại chủ.

“Cách ngày đều có học sinh mang lên văn phòng Ðoàn nhiều đồ nhặt được, có khi là tiền, trang sức, ví, vật dụng cá nhân… để nhờ thông báo trả lại chủ sở hữu, số lượng mỗi tháng tổng kết thường từ 10 học sinh. Ðơn cử như tháng này ghi nhận 15 bạn. Riêng về tính cách, đạo đức, tính trung thực của học sinh, tôi đánh giá khá cao. Ðặc biệt, việc nhặt của rơi rồi trả lại cho người mất như một nếp sống tốt được học sinh từ khối lớp nhỏ đến lớn tuân thủ duy trì”, cô Lâm Thị Thuỳ Dương, Bí thư Ðoàn trường, chia sẻ.

Ðược biết, không chỉ được xem là phong trào thi đua giữa các lớp mà từ lâu học sinh của trường còn được biết đến với đức tính không tham của rơi. Ðể rèn luyện được nếp sinh hoạt tốt đẹp trên, mỗi tuần khi sinh hoạt dưới cờ, Ban Giám hiệu nhà trường, Ðoàn trường đều nhắc nhở học sinh. Bên cạnh đó, những tấm gương nhặt của rơi sẽ được ghi danh, định kỳ mỗi tháng tuyên dương dưới cờ, riêng đồ vật có giá trị từ 100.000 đồng trở lên sẽ kèm theo giấy khen khích lệ tinh thần. Ðây cũng là một trong những phương pháp để rèn luyện học sinh phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp, hình thành nhân cách, noi gương theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Em Huỳnh Diễm My, lớp 10C4, từng nhặt được ví tiền bao gồm nhiều giấy tờ tuỳ thân, giá trị hơn 1 triệu đồng. Khi xác nhận người đánh rơi là giáo viên trong trường, My nhanh chóng trả lại. Diễm My chia sẻ: “Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em nghĩ các bạn nên rèn tính thật thà, không tham lam khi vật không phải của mình. Như bản thân em, khi mất vật gì đó cảm giác rất buồn, liên tục tìm kiếm, cứ đặt mình vào hoàn cảnh của người mất rồi hành động đúng theo bản năng”.

Em Nguyễn Hạ Vy, lớp 10C4, chia sẻ: "Em được học và giáo dục trong môi trường khi có các bạn, các em, các anh chị khoá trên là những người tốt, không tham của rơi, bản thân em rất tự hào và luôn học theo những đức tính tốt đẹp ấy, sống biết lan toả yêu thương và giúp người khi cần"./.

 

Nhi Ngô

 

分享到: