【ket qua giai trung quoc】Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Nhiệm vụ chính của năm 2022 đã được Bộ Tài chính xác định là: “Huy động,ànhTàichínhtriểnkhaiđồngbộcácgiảiphápquyếttâmhoànthànhnhiệmvụnăket qua giai trung quoc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước (NSNN)”.

Nguồn: Nghị quyết số 43/2022/QH15 Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Nghị quyết số 43/2022/QH15 Đồ họa: Hồng Vân

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, Bộ Tài chính đề ra các nhóm giải pháp trọng tâm.

Một là, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, bám sát diễn biến của dịch Covid-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, trong nhiệm vụ này là việc triển khai hiệu quả gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với những hỗ trợ về tài khóa chưa từng có tiền lệ sẽ được triển khai trong năm 2022 dành cho đối tượng doanh nghiệp và người dân. Cùng với các chính khác như thông tư giảm 37 khoản phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp đến hết tháng 6/2022; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2022; trình Chính phủ giảm thuế nhập khẩu ưu đãi nhiều nhóm mặt hàng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước... Đây cũng là những chính sách quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

Năm 2022, dự toán thu ngân sách nhà nước là 1.411,7 nghìn tỷ đồng; trong đó: dự toán thu nội địa chiếm 83,35%; dự toán thu từ dầu thô chiếm 2%; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 14,1%; thu viện trợ chiếm 0,55%.

Dự toán chi là 1.784,6 nghìn tỷ đồng; trong đó: dự toán chi đầu tư phát triển chiếm 29,48%; dự toán chi thường xuyên chiếm 62,26%; dự toán chi trả nợ lãi chiếm 8,26%.

Dự toán bội chi mức 4% GDP.

(Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021)

Hai là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - NSNN; đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy nhanh xây dựng Chính phủ số.

Ba là, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bốn là, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu NSNN.

Năm là, tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngành Tài chính được giao trong năm 2022.

Sáu là, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi NSNN, tài sản công, đất đai, tài nguyên.

Bảy là, tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Một số chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Về chính sách tài khóa gồm có chính sách miễn, giảm thuế: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chính sách đầu tư phát triển: Tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023. Trong đó có các khoản chi cho y tế; an sinh xã hội, lao động, việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...

(Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022)

Việc triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2022 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, song với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và với quyết tâm cao của cán bộ, công chức người lao động, ngành Tài chính sẽ đồng lòng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao.

* Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc:

Vấn đề cốt yếu, trọng tâm là đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế

Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Năm 2022, đại dịch vẫn chưa chấm dứt. Toàn ngành Tài chính xác định vẫn phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi, đồng thời với phục hồi kinh tế để đảm bảo mục tiêu chung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2022.

Bộ Tài chính đã và đang nỗ lực triển khai quyết liệt, kịp thời những nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó kiên quyết, kiên trì thực hiện thành công “mục tiêu kép” của Chính phủ là vừa tập trung, ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục khẩn trương triển khai nhiều giải pháp về điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ổn định, chủ động kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế cho DN trong năm 2022 khoảng gần 140 nghìn tỷ đồng. Chính sách miễn, giảm thuế và phí khoảng 64 nghìn tỷ đồng; riêng khoản miễn và giảm thuế gấp 3 lần so với chính sách đã thực hiện trong năm trước. Cùng với các chính sách khác như gói phục hồi kinh tế mà Bộ Tài chính tham mưu, hỗ trợ lãi suất 2% cho DN khoảng 40 nghìn tỷ đồng; gói 240 nghìn tỷ đồng phục hồi và phát triển kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các khó k hăn cho người dân và doanh nghiệp.

Với phương châm coi DN làm trung tâm, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách thuế, phí hỗ trợ cho DN, người dân trong năm 2022. Cụ thể, như: Bộ Tài chính đã ban hành thông tư giảm 37 khoản phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp đến hết tháng 6/2022; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2022; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP trong đó giảm thuế nhập khẩu ưu đãi nhiều nhóm mặt hàng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước...

Bộ Tài chính là bộ quản lý nhà nước đa ngành, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính quốc gia, đặc biệt là tham mưu chính sách tài chính để tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư đều phát triển vững mạnh. Do đó, chính sách tài khóa nói chung và chính sách hỗ trợ DN nói riêng, ngoài đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thì vấn đề cốt yếu, trọng tâm vẫn là đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế, đảm bảo sự an toàn và bền vững tài chính quốc gia.

* Ông Cao Anh Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:

Đẩy mạnh hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế

Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Để đạt được kết quả thu NSNN năm 2022 trong điều kiện tình hình kinh tế, xã hội bị tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, Tổng cục Thuế đồng thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và DN vượt qua đại dịch Covid-19, hồi phục sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu cho ngân sách. Đồng thời tăng cường quản lý thu, chống thất thu, quản lý thu hồi nợ đọng, đảm bảo nguồn lực cho Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống dịch bệnh, thiên tai.

Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế. Trong đó, tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp đường truyền; phần mềm ứng dụng để chuẩn bị tiếp tục kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử tại 57 cục thuế tỉnh, thành phố vào ngày 1/7/2022.

Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính để tập trung nguồn lực thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị và công tác hiện đại hóa, chuyển đổi số của ngành, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ở các DN cũng như trong các cơ quan quản lý nhà nước, tiến tới phát triển Chính phủ số theo đúng định hướng của Chính phủ.

* Ông Nguyễn Văn Cẩn – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:

Tiếp tục tập trung tạo thuận lợi thương mại

Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Trọng tâm năm 2022 của ngành Hải quan là tiếp tục tập trung tạo thuận lợi thương mại, cũng như đảm bảo an ninh, an toàn và chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả của công tác hải quan bằng kế hoạch cụ thể triển khai Chiến lược Hải quan giai đoạn 2021-2030 đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.

Quá trình xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 ngành Hải quan xác định mục tiêu tổng quát là: xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh.

Trên cơ sở báo cáo của Tổng cục Hải quan, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã phê duyệt “Chủ trương xây dựng mô hình Hải quan thông minh là phù hợp với thực tiễn phát triển công nghệ, khoa học, kỹ thuật trên thế giới và tại Việt Nam”. Đồng thời, lãnh đạo Bộ Tài chính ký Quyết định 97/QĐ-BTC phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số”.

Việc tiếp tục tạo thuận lợi thương mại thông qua cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới hải quan số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan sẽ góp phần quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

* Ông Trần Quân – Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước:

Chú trọng đào tạo cán bộ để phục vụ chuyển đổi số

Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Bước sang năm mới 2022, ngay từ những ngày đầu năm, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã khẩn trương xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống KBNN. Toàn thể cán bộ, công chức hệ thống KBNN sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Với nhiệm vụ về chuyển đổi số, hiện nay, hệ thống KBNN đã cơ bản hoàn thành kho bạc điện tử, hướng tới mục tiêu 3 không – không khách hàng giao dịch trực tiếp, không tiền mặt, không chứng từ giấy. Năm 2022, KBNN cũng sẽ chú trọng việc đào tạo lại cán bộ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ này, bởi nếu chỉ chuyển đổi về công nghệ, máy móc, thủ tục mà con người không “chuyển đổi”, bắt kịp thì việc chuyển đổi số sẽ không được thực hiện triệt để.

* Ông Đỗ Việt Đức – Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước:

Đảm bảo hàng dự trữ quốc gia được sử dụng hiệu quả

Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Năm 2022 tiếp tục được dự báo vẫn nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế khôi phục chậm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng với những tiềm ẩn rủi ro từ sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến Việt Nam. Từ những dự báo này, ngành Dự trữ Nhà nước (DTNN) tiếp tục xây dựng, bổ sung lực lượng hàng dự trữ quốc gia (DTQG) đảm bảo sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ kịp thời trong các tình huống đột xuất, cấp bách.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng DTQG; từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống kho dự trữ quốc gia, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đồng bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác xuất cấp hàng DTQG được nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành quản lý hàng DTQG với các địa phương, cơ quan, đơn vị để chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực và nhanh chóng triển khai thực hiện xuất cấp hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân.

Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG; đảm bảo hàng DTQG được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật để nguồn lực DTQG thực sự là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, trật tự, an toàn xã hội.

* Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

Phát triển đồng bộ các thị trường tài chính ở Việt Nam

Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

Năm 2022 và những năm tiếp theo chúng ta sẽ tập trung phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) theo hướng bền vững và khẳng định là một kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế như Nghị quyết của Đảng đã nêu.

Chúng ta sẽ triển khai các giải pháp nhằm ổn định hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và bắt đầu tiến trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên nghiệp hóa, theo đúng lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt và đã được thể hiện trong thông tư của Bộ Tài chính.

Một điểm nữa trong năm 2022 mà Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết tâm thực hiện là phải hình thành xây dựng và khai trương cho được thị trường trái phiếu giao dịch riêng lẻ. Đây là một thị trường rất tiềm năng, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để giảm thiểu các rủi ro cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia và nhằm mục tiêu phát triển đồng bộ các thị trường tài chính ở Việt Nam.

Cũng trong năm 2022, công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên TTCK cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đây là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm cho thị trường được hoạt động công khai, minh bạch, công bằng, có kỷ cương, kỷ luật, từ đó giữ và củng cố được lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường.