Tờ TheẤnĐộvượtMỹtrởthànhtrungtâmsảnxuấthấpdẫnthứthếgiớnhận định luton town Economic Times cho biết, năm ngoái, Ấn Độ đã vươn lên vị trí thứ 3 từ vị trí thứ 4 và hiện tăng thêm một bậc nữa để xếp sau Trung Quốc.
Ông Anshul Jain, giám đốc điều hành khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á tại công ty tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield, cho biết Ấn Độ đã chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, và nước này gần như bỏ qua giai đoạn sản xuất của quá trình chuyển đổi.
Tuy nhiên, dựa trên chi phí và tài năng, Ấn Độ được xếp hạng ưu tiên trong bảng xếp hạng toàn cầu. Sản xuất của Ấn Độ cũng cho thấy khả năng phục hồi tốt trong và sau khi bùng phát làn sóng dịch thứ 2 của COVID-19.
Nhưng để có được niềm tin của nhà đầu tư lớn hơn và mở ra chiến lược "Make In India," theo ông Jain, Ấn Độ sẽ phải giải quyết các cải cách về đất đai và lao động, đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực.
Các trung tâm sản xuất lớn nhất của châu Á-Thái Bình Dương đã phục hồi mạnh mẽ khi các nền kinh tế trên toàn cầu mở cửa trở lại và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm chính.
Trưởng bộ phận Insight & Analysis châu Á-Thái Bình Dương tại Cushman & Wakefield Dominic Brown cho biết "các thị trường khác cũng tận dụng nhu cầu cao đối với các sản phẩm chính như vi xử lý, chip máy tính và dược phẩm. Hàn Quốc đã được hưởng lợi từ giá trị tăng vọt của chất bán dẫn, xuất phát từ nhu cầu mạnh mẽ và sự thiếu hụt sản phẩm toàn cầu với ngành sản xuất công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 1/2021."
Tuy nhiên, ông Brown cho rằng các nhà sản xuất hàng may mặc quanh khu vực tiếp tục phải vật lộn với mức độ nhu cầu thấp ảnh hưởng đến các thị trường như Ấn Độ và Indonesia, những nước cũng đang chịu ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 thứ 2 và thứ 3.
Chỉ số đánh giá các vị trí thuận lợi nhất cho sản xuất toàn cầu trong số 47 quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ hạng về điểm đến thuận lợi cho hoạt động sản xuất trên thế giới được xác định dựa trên 4 thông số chính bao gồm khả năng của quốc gia để khởi động lại sản xuất, môi trường kinh doanh bao gồm nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận thị trường, chi phí hoạt động và các rủi ro như chính trị, kinh tế và môi trường.
Xếp hạng cơ sở cho các điểm đến sản xuất hàng đầu được xác định trên cơ sở điều kiện hoạt động và hiệu quả chi phí của một quốc gia./.
Theo TTXVN