发布时间:2025-01-10 16:39:00 来源:Empire777 作者:Thể thao
Sản phụ là bệnh nhân 411(30 tuổi,ảnphụđầutiênmắsoi kèo cộng hòa séc ở Dữu Lân, Việt Trì, Phú Thọ). Ngày 17/7, chị từ Liên bang Nga (quá cảnh Belarus) về Việt Nam trên chuyến bay VN5062. Sau khi nhập cảnh sân bay Vân Đồn, sản phụ được đưa đi cách ly tập trung tại Nam Định, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, cho kết quả âm tính.
Ngày 23/7, kết quả xét nghiệm lần 2 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy người này dương tính SARS-CoV-2, chuyển điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định. Chị là sản phụ đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận mắc Covid-19.
Tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định, sản phụ có diễn tiến bệnh khá phức tạp khi nhiều lần âm tính liên tiếp rồi lại dương tính. Ngày 17/8, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Trần Thượng Việt, Trưởng Khoa Ngoại Sản cho biết, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã “xây dựng” phòng đỡ đẻ với đầy đủ bàn đẻ, dụng cụ, thuốc men ngay trên Khoa Virus Ký sinh Trùng.
Bên cạnh đó, một phòng mổ riêng trong bệnh viện cũng được chuẩn bị để chuyển mổ cho sản phụ nếu cần thiết. Phòng mổ này tách biệt hoàn toàn với các khu vực khác, tránh tình huống lây nhiễm chéo Covid-19 với bệnh nhân thường. Kíp đỡ đẻ kiêm phẫu thuật gồm 1 bác sĩ sản, 1 nữ hộ sinh. Ngoài ra, 1 bác sĩ gây mê và 2 điều dưỡng sẵn sàng hỗ trợ nếu sản phụ chuyển phẫu thuật.
Em bé chào đời khỏe mạnh trong khu vực cách ly bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 |
Khoảng 5h30’ – 6h sáng ngày 10/9, sản phụ chuyển dạ ở tuần thai thứ 37. Kíp hỗ trợ sinh gồm bác sĩ Cao Văn Dũng và hộ sinh Hoàng Thị Thu Hằng ngay lập tức di chuyển tới Khoa Virus Ký sinh trùng để thực hiện đỡ đẻ cho bệnh nhân.
Hộ sinh Hoàng Thị Thu Hằng chia sẻ, do sản phụ vẫn đang dương tính SARS-CoV-2, kíp phải chuẩn bị kỹ vấn đề trang phục bảo hộ để đảm bảo an toàn tối đa. “Mặc bộ đồ bảo hộ trong nhiều tiếng đồng hồ khá nóng và khó thở. Tuy nhiên, do đã có kinh nghiệm trong 2 ca đỡ đẻ, mổ đẻ cho các sản phụ nghi nhiễm trước đó, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn”, chị Hằng nói.
Ca sinh thường diễn ra an toàn, sản phụ không mất nhiều máu. Bé trai chào đời khỏe mạnh, nặng 3,8kg, không có dị tật, các chỉ số đều tốt.
Sau sinh, em bé được tách khỏi mẹ, chuyển xuống Khoa Nhi theo dõi. Bác sĩ Hoàng Tuấn Thành, Khoa Nhi cho biết, trẻ mới sinh tốt nhất là được tiếp xúc với mẹ, được âu yếm, bú sữa mẹ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, em bé bắt buộc phải tách mẹ để phòng lây nhiễm. Các bác sĩ đã sắp xếp cho bé 1 phòng riêng và 1 kíp bác sĩ, điều dưỡng riêng để chăm sóc.
Sau sinh, em bé được đưa vào lồng ấp để chuyển lên Khoa Nhi theo dõi |
Bé được cho ăn trong lồng ấp |
Hiện tại, em bé được theo dõi trong lồng ấp, dùng sữa công thức của bệnh viện, bú bình. “Dù sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ, tuy nhiên vì đặc thù của bệnh truyền nhiễm, chúng tôi phải tạm thời cho cháu sử dụng loại sữa này”, bác sĩ Thành thông tin.
Các bác sĩ cũng cho hay, tạm thời chưa thể đánh giá về khả năng lây nhiễm của trẻ.
Người mẹ hiện vẫn đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Virus Ký sinh trùng. Kíp y bác sĩ tham gia ca đỡ đẻ sẽ được cách ly tại viện 21 ngày trước khi trở lại điều trị cho bệnh nhân thường.
Nguyễn Liên
21 ngày liên tiếp, anh Trường chỉ ngủ vỏn vẹn được khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Niềm mong mỏi lớn nhất của anh là cái nhìn thấu hiểu, cảm thông của cộng đồng.
相关文章
随便看看