您现在的位置是:World Cup >>正文

【bóng đá bảng xếp hạng ý】Thuế NK xăng dầu hiện ở mức trung bình thấp so với các nước

World Cup926人已围观

简介SaiGon Petro điều chỉnh giá xăng lên 23.650 đồng/lít ngày 28-8 (Ảnh:ST) Phân tích cụ thể hơn về mức ...

thue nk xang dau hien o muc trung binh thap so voi cac nuoc

SaiGon Petro điều chỉnh giá xăng lên 23.650 đồng/lít ngày 28-8 (Ảnh:ST)

Phân tích cụ thể hơn về mức thuế này,ếNKxăngdầuhiệnởmứctrungbìnhthấpsovớicácnướbóng đá bảng xếp hạng ý Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, đa số các nước tính thuế NK theo số tuyệt đối, chúng ta tính theo số tương đối. Tuy nhiên, tính theo số tuyệt đối hay tương đối đều quy về giống nhau. Bộ Tài chính nhận định, thuế NK xăng dầu của chúng ta hiện đứng ở mức trung bình thấp so với các nước.

Barem tính thuế NK xăng dầu được xây dựng trên cơ sở thông lệ quốc tế, đã tham khảo mức của thế giới và chọn ở mức đảm bảo cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế.

Xóa bỏ những nghi ngờ khi cho rằng Bộ Tài chính kiên quyết không giảm thuế NK để tăng thu cho ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định: "Hiện tại dù tăng hay giảm thuế NK xăng dầu cũng không ảnh hưởng tới nhiệm vụ thu ngân sách trong 2012. Cho dù thuế nhập khẩu xăng có ở mức 12% hay 20% hoặc giảm xuống 5% thì nguồn thu ngân sách không bị ảnh hưởng, Bộ Tài chính sẽ vẫn hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm nay".

Lý giải về vấn đề này, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, không chỉ đòi hỏi từ phía dư luận mà một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế. Theo ông Thỏa, thuế suất thuế NK các mặt hàng xăng dầu như hiện hành vẫn thấp hơn barem thuế quy định. Thuế NK xăng hiện là 12% trong khi quy định là là 20%, dầu diesel là 10% và mazut 12% trong khi barem quy định là 15%. Hơn nữa, theo cam kết gia nhập WTO của nước ta, mức thuế nhập khẩu tối thiểu là 7%.

Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu được Bộ Tài chính thực hiện nhất quán trên cơ sở chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước- Người tiêu dùng- DN. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, mức thuế NK xăng dầu lùi về 0% kéo dài trong khoảng 15 tháng đã gây thất thu một nguồn lực lớn cho NSNN. Mức thuế mới chỉ được khôi phục từ giữa năm 2012 khi giá thế giới liên tục giảm. Do đó, cùng với việc DN chia sẻ lợi ích (không nhận lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng) thì cũng cần sự đồng thuận của người tiêu dùng khi giá xăng được điều chỉnh tăng ở mức tối thiểu (650 đồng trong khi mức tăng khi được tính toán đầy đủ là khoảng1.400 đồng).

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, ở nhiệm vụ quản lý Nhà nước phải có sự hài hòa giữa lợi ích của DN, người dân và lợi ích đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa thuế hiện nay chỉ chiếm 1/3 trong giá thành bán lẻ xăng dầu nên không quá lớn để ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách.

Về cơ chế và giải pháp điều hành giá xăng dầu từ nay đến cuối năm, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, vẫn nhất quán thực hiện theo nguyên tắc giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đồng thời trong trường hợp giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm làm cho giá cơ sở giảm so với giá bán hiện hành tùy theo mức độ giảm cụ thể mà thực hiện việc điều hành theo thứ tự ưu tiên. Theo đó, bước 1 sẽ khôi phục thuế suất thuế NK xăng dầu để từng bước đạt mức thuế quy định theo cam kết; bước 2 kết hợp với bước 1 và giảm giá bán xăng dầu trong nước; bước 3 thực hiện khi đã khôi phục đủ thuế NK, thực hiện giảm giá bán kết hợp với tăng mức trích Quỹ Bình ổn giá nếu điều kiện cho phép.

Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao hơn mức hiện nay làm cho giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành, tùy theo mức độ cao hơn mà thực hiện điều hành theo thứ tự ưu tiên sau: Thứ nhất, ngừng hoặc giảm trích Quỹ Bình ổn giá, trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao, xem xét sử dụng Quỹ Bình ổn giá ở mức độ nhất định (giữ ổn định thuế NK). Thứ hai, xem xét điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước ở mức độ hợp lý.

Với những kiến nghị nên xem xét việc đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, hiện nay tất cả các quốc gia đều coi xăng là mặt hàng phải chịu thuế TTĐB và hầu hết đều có mức thu thuế cao hơn của Việt Nam. Trên thực tế, thuế TTĐB đã được Quốc hội thông qua và thực hiện từ năm 1998, theo quan điểm, dù là mặt hàng phục vụ tiêu dùng nhưng vẫn phải trực tiếp chịu thuế TTĐB. Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Bộ Tài chính cũng sẽ cân nhắc nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên việc đưa mặt hàng này ra khỏi Luật Thuế TTĐB hay không là thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, thuế TTĐB đánh vào những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng. Ở trường hợp đối với xăng dầu, đánh thuế TTĐB có lý ở chỗ vì xăng dầu là tài nguyên không tái tạo nên không khuyến khích tiêu dùng bừa bãi, đồng thời đây cũng là mặt hàng phát sinh ô nhiễm môi trường và quan trọng hơn là chúng ta phải dùng rất nhiều ngoại tệ để NK xăng dầu. Nếu chúng ta tiêu dùng càng lớn thì ngoại tệ càng lớn, tạo áp lực căng thẳng về tỷ giá. Đó là lý do cần phải áp dụng thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng dầu.



Minh Anh

Tags:

相关文章