Nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn lối sống độc thân suốt đời. “Tôi muốn cho mọi người thấy rằng tôi đang sống một cuộc sống hạnh phúc dù độc thân” - Min,ữngngườitrẻthềkhôngkếthôty le tai xiu 37 tuổi chia sẻ.
“Người Hàn Quốc thường xem những người độc thân là đáng thương, cô đơn hoặc thiếu thốn về kinh tế, tinh thần, thậm chí là thể chất.
Nhưng tôi không cần phải ở cùng người khác mới có thể thưởng thức một bữa ăn ngon”.
Chọn tham gia các hoạt động một mình đang là xu hướng ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc. Nó thậm chí còn có một tên gọi riêng là “honjok” - sự kết hợp của từ “một mình” và “nhóm”. Những người đi theo lối sống “honjok” hoàn toàn tự nguyện và tự tin, không quan tâm tới đánh giá của người khác.
Min là một trong số nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân.
Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình chỉ có 1 người ở Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong lịch sử - chiếm 31,7%. Những người ở độ tuổi 20-30 là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ của nước này vẫn đang ở mức thấp kỷ lục khi những người trẻ đưa ra lý do chi phí sinh hoạt và giá nhà cao khiến họ ngại lập gia đình.
Ở Hàn Quốc, sở hữu một ngôi nhà, theo truyền thống, được coi là điều kiện tiên quyết để kết hôn. Trong 4 năm qua, giá trung bình một căn hộ ở thủ đô Seoul đã tăng gấp đôi.
Ngoài ra, việc nuôi dạy con cái cũng trở nên đắt đỏ. Đặc biệt là chi phí cho trường học tư, các khoá học ngoại khoá - được nhiều người Hàn Quốc coi là điều cần thiết - cũng khiến người dân nản lòng với ý tưởng lập gia đình.
Joongseek Lee, giáo sư tại ĐH Quốc gia Seoul, chuyên gia nghiên cứu về các hộ gia đình độc thân, cho biết, mặc dù Hàn Quốc vẫn là một xã hội đề cao tính tập thể và gia trưởng, song xu hướng “ở một mình hoặc độc lập khi có cơ hội” ngày càng gia tăng.
Trong khi quan niệm đang thay đổi thì các thành kiến truyền thống vẫn còn tồn tại. Với phụ nữ, người Hàn Quốc kỳ vọng sẽ kết hôn trước tuổi 30, sau đó nghỉ việc để làm mẹ và nội trợ toàn thời gian. Với đàn ông, họ nên là trụ cột và là người mua nhà.
Min cho biết, các quan niệm truyền thống đã ngăn cản anh trở thành chính mình.
“Trong xã hội Hàn Quốc, bạn cảm thấy như thể mình liên tục được giao các nhiệm vụ, từ việc đi học ở một trường tốt cho tới vào đại học tốt, xin việc, kết hôn, sinh con. Khi bạn không hoàn thành các nhiệm vụ đã được định trước, bạn sẽ bị đánh giá và bị hỏi tại sao”.
Nền kinh tế phục vụ xu hướng độc thân
Với nữ sinh viên Lee Ye-eun ở Seoul, tình trạng bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng đến cách sống của cô. Lee thề sẽ không bao giờ kết hôn.
“Tôi sẽ không hẹn hò, không kết hôn và không sinh con, ngay cả khi bạn cho tôi tiền” - cô gái 25 tuổi tuyên bố.
“Tôi cam kết không kết hôn không phải vì không có đàn ông tốt, mà vì xã hội có thành kiến đặt phụ nữ vào vị trí bất lợi hơn khi họ bước vào một mối quan hệ”.
Các doanh nghiệp và dịch vụ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ cho xu hướng sống độc thân đang nở rộ.
Chính quyền thành phố Seoul đã thành lập một đặc nhiệm chuyên phát triển các dịch vụ cho người độc thân, chẳng hạn như camera an ninh giá rẻ, tổ chức hội thảo về sức khoẻ tâm thần, tổ chức các buổi làm món kim chi - món ăn phổ biến trong bất kỳ hộ gia đình nào.
Các khách sạn cũng đang cố thu hút khách hàng độc thân với gói lưu trú dành cho 1 người. Ăn một mình - hay còn gọi là “honbap” - được dự đoán sẽ phát triển như một xu hướng vào năm 2022, kể cả ở những nhà hàng sang trọng.
Các cửa hàng tiện lợi cũng đang cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn cho những người sống một mình. Nền kinh tế thú cưng dự kiến sẽ tăng trong những năm tới khi ngày càng nhiều người chọn nuôi thú cưng thay vì sinh con.
Mở rộng khái niệm 'gia đình'
Những người độc thân cho rằng khái niệm "gia đình" ở Hàn Quốc cần mở rộng thêm nhiều đối tượng. Lee Ye-eun cho rằng việc sống độc thân sẽ giúp có thêm thời gian và không gian cho những thú vui khác.
Lee thành lập một nhóm bạn có cùng lối sống. Họ gặp nhau vài lần 1 tuần để cùng tham gia các hoạt động như leo núi, đá bóng.
Kang Ye-seul, 27 tuổi cũng quyết định sẽ không bao giờ kết hôn. Cô nói rằng, cuộc sống độc thân cho cô nhiều sự tự do hơn. Cô được theo đuổi các sở thích, đi chơi với những người bạn độc thân của mình.
“Tôi cảm thấy như mình đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác” - Kang chia sẻ một cách tích cực về quyết định cuộc đời.
“Trước đây, tôi khao khát hạnh phúc, tự hỏi nó là gì, tiêu chí nào để đánh giá và tôi tò mò về tiêu chuẩn của người khác”.
“Cảm giác tự do và hạnh phúc xuất hiện sau khi tôi biết rằng mình có thể sống độc thân. Giờ đây, bất kể tôi làm gì, đó là lựa chọn chỉ dành cho tôi. Vì vậy, tôi không cảm thấy gánh nặng hay sợ hãi bất kỳ trách nhiệm nào đi kèm. Tôi không còn nghĩ rằng mình không hạnh phúc như trước nữa”.
Kang cho rằng, thái độ của Chính phủ và nhận thức của xã hội đối với người độc thân vẫn còn tụt hậu so với xu hướng mà xã hội đang vận động. Cô muốn thấy một xã hội thích ứng hơn với cấu trúc gia đình phi truyền thống, ví dụ như sống chung nhưng không kết hôn.
Năm ngoái, Chính phủ Hàn Quốc thông báo họ sẽ xem xét việc mở rộng phạm vụ của khái niệm “gia đình”, trong đó có thể bao gồm cả những cặp đôi sống thử và cha mẹ đơn thân.
Đăng Dương(Theo The Guardian)
Người trẻ Hàn Quốc tuyệt vọng khi không tìm được việc
Số lượng “người lao động chán nản” tại Hàn Quốc chạm mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Nguyên nhân được đưa ra do thị trường lao động trở nên yếu kém trong bối cảnh đại dịch.
顶: 8759踩: 5937
【ty le tai xiu】Những người trẻ thề không kết hôn
人参与 | 时间:2025-01-13 03:13:15
相关文章
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- Tin tức trong ngày: Tiêu hủy hơn 3 tấn cá bốc mùi hôi thối
- Tang lễ Trần Lập: Vợ con thủ lĩnh Bức Tường khóc nghẹn
- Khi Tổng thống Obama châm chọc Donald Trump
- Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chưa bị xem xét kỷ luật do mắc bệnh hiểm nghèo
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không bao che vụ cá chết hàng loạt
- Lâm Đồng: Mưa đá, giông lốc “xé toạc” nhà kính, tốc mái 6 căn nhà
- Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- Quốc hội bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp
评论专区