【tỷ số c1】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không bao che vụ cá chết hàng loạt
Thông tin mới nhất về vụ cá chết hàng loạt,ủtướngNguyễnXuânPhúcKhôngbaochevụcáchếthàngloạtỷ số c1 trong ngày nghỉ Lễ Quốc tế Lao động 1/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vào làm việc ở Hà Tĩnh liên quan đến việc khắc phục hậu quả cá chết bất thường ở miền Trung thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần làm rõ nguyên nhân cá chết với tinh thần không bao che.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đích thân vào cuộc và chỉ đạo không được bao che cho bất cứ ai trong vục cá chết hàng loạt
Cụ thể, trong chiều 1/5, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đã làm việc với lãnh đạo các địa phương để tìm biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung thời gian qua. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đao các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Thủ tướng cho rằng cần đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân trước mắt và lâu dài, trong đó có nghề đánh bắt cá tại khu vực này. Thủ tướng nhấn mạnh không để thảm họa môi trường tương tự xảy ra để nhân dân an tâm.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân gây ra thảm họa trên các căn cứ khoa học với tính thần không bao che. "Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm cũng không được bao che", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh xảy ra hiện tượng cá chết đề nghị Chính phủ sớm làm rõ và công bố nguyên nhân, có chính sách hỗ trợ ngư dân, "thông tin rõ ràng, không úp mở".
"Chúng tôi đề nghị Chính phủ cần sớm công bố vùng an toàn để dân khai thác vì hiện dân hỏi chúng tôi không biết để trả lời dân", ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình nói.
Theo Thủ tướng, phải mời các nhà khoa học nước ngoài phối hợp với các nhà khoa học trong nước để làm rõ nguyên nhân cá chết.
Nhằm hỗ trợ thiệt hại trước mắt cho người dân, Thủ tướng đồng ý cấp 4.500 tấn gạo cho ngư dân đánh bắt xa bờ với mức 15 kg/người trong một tháng rưỡi; miễn lãi suất 6 tháng với ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67.
Vụ việc cá chết hàng loạt xảy ra đầu tháng 4 khi cá từ lồng cá nuôi gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị chết, hiện tượng dần lan theo hướng Bắc - Nam đến Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, 4 tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài sống ở tầng đáy.
Kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên công bố tối 27/4 cho biết độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa là nguyên nhân gây thảm hoạ. Tuy nhiên, nhận định này vấp phải một số ý kiến không đồng tình.
Trong khi nguyên nhân chưa sáng tỏ, ngư dân các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi hải sản rớt giá, không ai thu mua, một số khu lịch vắng khách. Để tháo gỡ cho người dân, nhiều tỉnh đã thực hiện các biện pháp khẩn, cấp chứng nhận kiểm định cá an toàn, tổ chức thu mua cá an toàn cho người dân. Nhiều lãnh đạo trung ương và địa phương thậm chí xuống biển tắm, ăn hải sản để chứng minh vùng nước biển an toàn.
Chiều 30/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát thông báo chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà về việc cần tiếp tục quyết liệt hơn trong xác định nguyên nhân do hoạt động kinh tế phát thải trực tiếp ra môi trường biển, trong đó tập trung vào khu vực có Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thông báo yêu cầu lập trạm quan trắc chất lượng nước thải, lập đoàn đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của tổ chức khoa học trong nước và ngoài nước, đánh giá độc lập với các doanh nghiệp có nguồn thải ra môi trường biển, kiểm toán một cách khoa học tất cả các nguồn chất thải.
Đoàn kiểm tra bắt đầu hoạt động từ ngày 5/5 và duy trì đến khi kết thúc công tác kiểm tra này.
>> Vì sao Ngoại trưởng Mỹ khóc khi nói về chiến tranh Việt Nam?